Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cận Tết Nguyên đán 2015: Phập phồng... bình ổn giá?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Dịp Tết đến, Hà Nội, TP.HCM lại chi hàng trăm tỉ đồng cho các DN thực hiện bình ổn giá. Thế nhưng với cách làm này, có lẽ giá chỉ được bình ổn cho... người giàu?

(ĐSPL) - Dịp Tết đến, Hà Nội, TP.HCM lại chi hàng trăm tỉ đồng cho các DN thực hiện bình ổn giá. Thế nhưng với cách làm này, có lẽ giá chỉ được bình ổn cho... người giàu?

Với cách làm như hiện nay, việc bình ổn giá chỉ có lợi cho những ai mua sắm ở siêu thị?.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà chương trình bình ổn giá mang lại, thế nhưng suốt 12 năm thực hiện xứ mệnh, người tiêu dùng vẫn chưa hết lo lắng giá phi mã.

Đặc biệt là dịp Tết đến, việc đảm bảo ổn định giá lại trở nên nóng hơn bao giờ hết. Hà Nội, TP.HCM lại chi hàng trăm tỉ đồng cho các doanh nghiệp, thực hiện chương trình bình ổn, thế nhưng với cách làm này, có lẽ giá chỉ được bình ổn cho... người giàu?

Năm nay, Hà Nội, TP. HCM tiếp tục chi hàng trăm tỉ đồng cho các doanh nghiệp bình ổn giá. Các mặt hàng bình ổn chủ yếu gồm: Gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thuỷ hải sản, thực phẩm chế biến, dầu ăn, rau củ quả...

Cũng như Thủ đô Hà Nội, tính đến nay đã hơn 10 năm kể từ khi chương trình bình ổn giá đầu tiên được thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh. Ngày ấy, hoạt động bình ổn giá thực sự đã phát huy được hiệu quả, khi lượng hàng hóa thiết yếu bán trong siêu thị với mức giá bình ổn đã làm dịu cơn sốt khi có biến động về giá.

Thế nhưng, có lẽ đó chỉ là câu chuyện quá khứ, khi hiện tại người dân đang phải đối mặt với nỗi lo giá "phi mã" vào dịp Tết mặc dù đã được bình ổn.

Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 60 doanh nghiệp bán lẻ tham gia bình ổn giá với gần 4.000 điểm bán hàng. Hàng năm, những doanh nghiệp này được hỗ trợ một phần vốn gần 1.500 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước không tính lãi.

Thế nhưng, trên thực tế, số lượng này sẽ không đủ nguồn hàng để cung ứng do hàng đến không đúng địa chỉ và có tình trạng lợi dụng để gom hàng bình ổn giá. Đúng như chia sẻ của chủ một đại lý lớn tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), có hiện tượng tư thương chầu chực để mua vét hàng về bán lại với giá cao hơn.

Ngoài ra, quá trình bình ổn giá xuất hiện sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp được bình ổn giá và doanh nghiệp không được tham gia chương trình này. Như vậy sẽ có những doanh nghiệp không tham gia chương trình phải chấp nhận chịu thiệt, hoặc là sẽ phải ép hạ giá đầu vào, tức là gián tiếp làm triệt tiêu sản xuất xã hội.

Khi nhận định về chương trình bình ổn giá, một chuyên gia kinh tế đã đưa ra những lo lắng của mình về việc bình ổn giá sẽ làm "béo" cho khâu trung gian, trong khi người nông dân lẫn người tiêu dùng vẫn không thực sự được hưởng lợi.

Những khó khăn với người nông dân và đa số người tiêu dùng càng chồng chất với những chương trình bình ổn giá, khâu trung gian (thương mại) đưa sản phẩm của người nông dân đến người sử dụng cuối cùng sẽ ăn cả hai đầu, một đầu họ có lý do để ép giá người sản xuất và một đầu là người tiêu dùng.

"Như vậy, phải chăng các chương trình bình ổn giá chỉ làm bần cùng thêm người nông dân trong khi người tiêu dùng cũng không cảm nhận gì từ các chương trình kiểu này và chỉ nhóm trung gian thương mại là có lợi hơn nữa trong chuyện này", chuyên gia này nhận xét.

Thực tế đó đang đặt ra câu hỏi: Nên tiếp tục chương trình bình ổn giá như thế nào để thực sự mang ý nghĩa "can thiệp kịp thời của Nhà nước" khi có biến động giá tại địa phương?

Có lẽ, việc đầu tiên cần thay đổi cách nghĩ coi bình ổn giá như một chỉ tiêu trong hoạt động quản lý Nhà nước của ngành công thương các địa phương, vì với cách nghĩ đó, hoạt động bình ổn giá vẫn đi theo lối mòn.

Cần có quỹ dự phòng phục vụ công tác bình ổn giá, nhưng chỉ nên sử dụng khi thực sự có biến động bất thường về mặt giá trên thị trường, tác động tiêu cực đến đời sống dân sinh. Như vậy, cũng có thể hiểu bình ổn giá không phải là hoạt động thường xuyên, liên tục.

Ngoài ra, khi có biến động giá bất thường, ngành công thương cần sử dụng vốn bình ổn giá để mua và tung ra lượng lớn hàng hóa đang đột biến giá bán ở nhiều điểm bán lẻ trên khắp địa bàn để làm dịu lập tức cơn sốt giá và giảm thiệt hại cho người tiêu dùng nói chung, chứ không phải chỉ cho những khách hàng có thể đi mua sắm ở siêu thị.

Có làm được như vậy thì, bình ổn giá mới thực sự mang lại lợi ích cho người dân, đặc biệt là người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, công nhân lao động nghèo, những người có khó khăn.

Tin nổi bật