Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cần làm rõ dấu hiệu “thổi giá” thiết bị đấu thầu

(DS&PL) -

Những gói thầu hàng tỷ đồng nhưng tiết kiệm chỉ vài triệu đồng, những trang thiết bị trường học có giá chênh lệch cao gấp nhiều lần giá trị thực tế… là những điều bất thường trong công tác đấu thầu hiện nay.

Được biết, năm 2020, nhiều chủ đầu tư đã tiến hành tổ chức hàng chục gói thầu các loại với giá trị khoảng 50.443.000.000 đồng, tỉ lệ tiết kiệm cho nguồn vốn đầu tư công là 221 triệu đồng tương đương 0,34%. Hầu hết trong số 221 gói thầu này đều có giá trúng thầu rất sát giá dự toán.

Lĩnh vực mua sắm thường xuyên do các đơn vị văn phòng HĐND và UBND huyện; phòng GD&ĐT, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện. Trong đó, hệ thống giáo dục luôn được các cấp chính quyền đầu tư rất lớn, cả về cơ sở vật chất lẫn thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Tuy nhiên, theo phản ánh của bạn đọc, nhiều gói thầu mua sắm có giá cao bất thường và tỉ lệ tiết kiệm sau đấu thầu cực thấp.

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ năm 2016 đến nay, hàng chục gói thầu đã tổ chức thành công. Có một điểm chung, các gói thầu này tổ chức có giá trúng thầu rất sát so với giá dự toán.

Rà soát 35 gói thầu gần đây, phóng viên nhận thấy, số tiền tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước là cực thấp. Cụ thể, tổng chi ngân sách thực tế là hơn 22 tỷ nhưng tỉ lệ tiết kiệm chỉ vỏn vẹn 80 triệu đồng.

Đơn cử, công ty TNHH Hữu Nghĩa, trúng 3 gói thầu. Tổng chi 2.300.000.000 đồng nhưng đơn vị này cũng lại là đơn vị có chỉ số tiết kiệm thấp nhất: 9 triệu đồng.

Tiếp theo là công ty TNHH Đức Bình cũng trúng 3 gói thầu. Kịch bản tương tự được lặp lại, 6 gói thầu, ngân sách phải chi 16 tỷ đồng nhưng tiết kiệm chỉ được hơn 20 triệu đồng.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu, việc doanh nghiệp thường xuyên được phê duyệt trúng thầu nhưng mức tiết kiệm thấp tại một đơn vị là điều bất thường, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

Ngoài việc tiết kiệm sau đấu thầu cực thấp, phóng viên còn phát hiện nhiều hạng mục mua sắm thiết bị có giá “trên trời”. Điều này thể hiện rõ nhất ở gói thầu “Mua sắm thiết bị", trị giá 1.886.980.000 đồng, khi hàng loạt các hạng mục thiết bị trong gói thầu này có giá cao hơn rất nhiều so với thị trường, cũng như so với giá mua sắm của các đơn vị khác. Thậm chí, có những mặt hàng cao gấp 4 lần.

Theo đó, ngày 1/6/2020, ông Hà Tuấn Anh, Trưởng phòng ký quyết định số 441/QĐ, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu “Mua sắm thiết bị". Đơn vị trúng thầu là công ty TNHH Anh Quân với giá bỏ thầu là 1.772.762.000 đồng, thấp hơn 6,3 triệu đồng so với giá dự toán.

Phóng viên rà soát 10 hạng mục của gói thầu (trên tổng số 109 mặt hàng), mua theo hướng dẫn tại Thông tư 2/2010, ban hành ngày 11/2/2010, quy định về danh mục Đồ dùng - đồ chơi – thiết bị dạy học thì thấy có những mức chênh lệch rất lớn và giá thành.

Cụ thể, hạng mục thiết bị số 1, bảng viết 2 mặt: Giá bán thực tế và tham khảo thêm 4 báo giá của các công ty sản xuất 309.000 đồng/bộ. Nhưng đơn giá trúng thầu đề xuất là 1. 500.000 đồng/bộ. Như vậy là cao hơn với giá thực tế. Con số chênh lệch tính ra là hàng chục triệu đồng cho 20 chiếc bảng nói trên.

Ở hạng mục khác, phóng viên đã đem thông số kỹ thuật của hạng mục số 27 này, khảo sát gần như tất cả các nhãn hàng cho thiết bị trên. Nhãn hàng chào giá cao nhất cũng chỉ vào khoảng 9,3 triệu đồng. Thế nhưng, nhiều chủ đầu tư phải mua với mức giá 19.680.000 đồng. Chỉ 7 chiếc nồi nấu cháo, số tiền chênh lệch là hơn cả trục triệu đồng. Đ

Nhìn trực quan ở bảng tổng hợp có thể thấy, chỉ với 16 loại hàng hóa, giá chênh lệch đã lên đến 132.978.400 đồng. Đây mới chỉ là một số lựa chọn ngẫu nhiên của phóng viên để so sánh. Lưu ý, những đơn giá phóng viên dùng để so sánh đã bao gồm thuế VAT, bảo hành sản phẩm, lắp đặt thiết bị và cộng luôn cả báo giá cước vận chuyển quãng đường hơn 300km.

Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin…

Nhóm PV

Tin nổi bật