Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cần cẩu trên sà lan vướng đường dây điện 110kV gây nổ, mất điện

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Cần cẩu trên chiếc sà lan bị đứt neo khi đang trôi tự do trên sông Tam Kỳ (Quảng Nam) đã vướng vào đường dây điện 110kV, gây ra tiếng nổ lớn và mất điện. <

(ĐSPL) - Cần cẩu trên chiếc sà lan bị đứt neo khi đang trôi tự do trên sông Tam Kỳ (Quảng Nam) đã vướng vào đường dây điện 110kV, gây ra tiếng nổ lớn và mất điện.

Tin tức trên báo Tuổi trẻ cho hay, khoảng 8h ngày 1/12, sà lan mang số hiệu ĐNa 0411 của công ty CP Xây dựng số 1 Việt Hưng (TP HCM) bất ngờ bị đứt neo, trôi tự do trên sông Tam Kỳ (Quảng Nam).

Trên sà lan này còn có cần cẩu dài hơn 10m, nặng 400 tấn được đơn vị sở hữu dùng để thi công tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Nguồn tin cho hay, khi trôi tự do đến khúc sông chảy qua xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành (Quảng Nam) thì bất ngờ cần cẩu của sà lan vướng vào đường dây điện 110kV ở khu vực này, gây ra tiếng nổ lớn và mất điện.

Sà lan trôi trên sông và vướng vào đường dây điện. Ảnh: Tuổi trẻ.

Báo Dân trí đưa tin, ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà thầu đã phối hợp với BQL dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tìm phương án khắc phục sự cố; tìm cách ngăn việc sà lan va chạm với cầu đường sắt.

Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam sau đó cũng đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với đơn vị sở hữu chiếc sà lan để neo đậu, ngăn chặn không cho tiếp tục trôi tự do.

Chiều cùng ngày, nhà thầu đã neo được sà lan vào bờ và bơm nước đánh chìm để chiếc sà lan không thể tiếp tục bị trôi, uy hiếp đến sự an toàn của cầu đường sắt Tam Kỳ cách đó khoảng 200m.

Theo Điều 24 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, điều kiện hoạt động của phương tiện được quy định như sau:

1- Đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a. Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.

b. Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký; sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện.

c. Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.

2. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b nói trên.

3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở người từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm an toàn, sơn vạch dấu mớn nước an toàn và có Giấy chứng nhận đăng ký.

4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm an toàn theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu thường trú.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật