Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căn bệnh lạ khiến người đàn ông sinh ra rất lùn nhưng qua đời là người khổng lồ

(DS&PL) -

Khi sinh ra Adam Rainer bị coi là người quá lùn và yếu ớt, tuy nhiên đến năm 21 tuổi, mọi chuyện đã thay đổi, Rainer bất ngờ tăng chiều cao với tốc độ chóng mặt.

Khi sinh ra Adam Rainer bị coi là người quá lùn và yếu ớt, tuy nhiên đến năm 21 tuổi, mọi chuyện đã thay đổi, Rainer bất ngờ tăng chiều cao với tốc độ chóng mặt.

Mặc dù cha mẹ đều là những người có vóc dáng trung bình nhưng Adam Rainer, người Áo lại sở hữu chiều cao khá khiêm tốn, ông bị coi là quá lùn và yếu ớt. Ở tuổi 19, Rainer chỉ cao 143cm. Mặc dù rất thấp, nhưng báo cáo sức khỏe của thanh niên này ghi nhận Rainer có đôi tay và đôi chân lớn bất bình thường so với chiều cao của mình.

Đến năm 21 tuổi, mọi chuyện đã thay đổi. Rainer bất ngờ tăng chiều cao với tốc độ chóng mặt. Trong vòng một thập kỷ tiếp theo, chiều cao của ông tăng lên từ 147cm lên đến 216cm. Trong thời gian này, Rainer bắt đầu có dấu hiệu bị vẹo xương sống trầm trọng.

Trước tình trạng bệnh tình của Rainer, giữa năm 1930 và 1931, bác sĩ A. Mandl và F. Windholz tiến hành kiểm tra và phát hiện ra chứng bệnh Acromegaly (căn bệnh lần đầu tiên được nhắc đến trong tài liệu y khoa của bác sĩ Nicolas Saucerotte vào năm 1772). Thủ phạm gây nên tình trạng phát triển đột ngột của Rainer là một khối u trong tuyến yên khiến hormone tăng trưởng tiết ra quá nhiều. Khối u khiến chân, tay của bệnh nhân to bất thường, trán và cằm nhô ra, môi dày, răng thưa.

Rainer được lịch sử ghi nhận vừa lùn vừa cao. Ảnh: B.I

Theo các chuyên gia ở Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), Acromegaly có thể hiểu là Hội chứng người khổng lồ hay to viễn cực.

Dấu hiệu dễ thấy ở nhóm người Acromegaly là bàn tay và bàn chân mở rộng, khuôn mặt thô rộng, da dày, nhiều dầu, mồ hôi và có mùi cơ thể khác thường, trong khi đó tăng trưởng mô da lại chậm nên xuất hiện tình trạng nhăn da. Nguyên nhân gây bệnh Acromegaly là do tuyến yên tạo ra quá nhiều hormone tăng trưởng (GH).

Năm Adam Rainer 31 tuổi, 2 vị bác sĩ quyết định phẫu thuật dù họ biết tỷ lệ thành công rất thấp vì khối u đã phát triển trong 1 thập kỷ. Vài tháng sau phẫu thuật, họ đo lại chiều cao của Rainer. Chiều cao của ông không tăng nhưng chứng vẹo xương sống trở nên nghiêm trọng hơn. Trọng lượng cơ thể 109 kg khiến ông rất khó khăn trong việc di chuyển, chiều dài bàn tay 23,9 cm và bàn chân 33,3 cm.

Các bác sĩ nhận ra Rainer vẫn tiếp tục phát triển chiều cao nhưng với tốc độ chậm hơn. Sức khỏe của Adam Rainer bắt đầu giảm dần. Ông mất khả năng nhìn bằng mắt phải và mất khả năng nghe ở tai bên trái. Theo thời gian, biến dạng ở cột sống trở nên rõ rệt khiến Rainer nằm liệt giường. Năm 1950, ông qua đời với chiều cao 2,33 m, thọ 51 tuổi.

Đến nay Adam Rainer được mệnh danh là người duy nhất trong lịch sử xếp vào nhóm người vừa lùn vừa cao.

Hoàng Giang (T/h)

Tin nổi bật