Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cam kết của Tổng thống Macron sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2

(DS&PL) -

Dù tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 nhưng Tổng thống Emmanuel Macron cho biết ông có thể thấy sự chia rẽ của đất nước khi hơn 12 triệu người bỏ phiếu cho đối thủ cực hữu của ông.

Cam kết hàn gắn đất nước

Ngày 24/4 (giờ địa phương), cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2022 đã kết thúc với thắng lợi thuộc về Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron. Phát biểu sau khi giành chiến thắng với tỷ lệ 57% số phiếu bầu, ông chủ điện Elysée đã cam kết sẽ tìm cách hàn gắn một nước Pháp đang bị chia rẽ.

Chiến thắng này đã đưa ông Macron trở thành vị tổng thống Pháp đầu tiên sau 20 năm tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp. Sau khi kiểm đếm khoảng 95% số phiếu bầu trong tối 24/4, ông Macron đã được gọi tên là người chiến thắng với cách biệt rõ rệt 57% so với 43% phiều bầu của đối thủ cực hữu Marine Le Pen. Tuy vậy, trong cuộc bầu cử lần này, bà Le Pen cũng đã nhận được số phiếu bầu cao kỷ lục với 12 triệu phiếu.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2. Ảnh: AP 

Theo đó, phát biểu trong cuộc biểu tình chiến thắng dưới chân tháp Eiffel, ông Macron cam kết sẽ tìm cách xoa dịu "sự phẫn nộ và bất bình" của những cử tri đã bầu cho phe cực hữu. 

Tổng thống Pháp chia sẻ: "Tôi biết rằng có rất nhiều người bỏ phiếu cho tôi ngày hôm nay không phải ủng hộ tư tưởng của tôi mà để ngăn chặn tư tưởng cực hữu. Tôi không chỉ là ứng viên của một bên nào nữa, tôi là tổng thống của tất cả các bạn".

Theo đó, ông Macron đã kêu gọi những người ủng hộ hành xử "tử tế và tôn trọng" tất cả những người khác bởi đất nước đang bị chia rẽ bởi "qua nhiều sự ngờ vực". 

Cách biệt giữa ông Macron và bà Le Pen trong năm 2022 hẹp hơn so với trong cuộc bầu cử trước đó vào năm 2017. Trước cuộc bầu cử 2022, ông thậm chí còn từng cảnh báo người ủng hộ không nên chủ quan cho rằng ông chắc chắn thắng. 

Dù không thể trở thành tổng thống nhưng kết quả cuộc bầu cử năm 2022 vẫn là một tín hiệu tích cực đối với bà Le Pen. Theo The Guardian, bà Le Pen đã nhận được số điểm lớn nhất từ trước đến nay trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp. Lên tiếng thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử nhưng bà đã gọi điểm số của mình là một "chiến thắng chói sáng", nói thêm rằng: "Những ý tưởng mà chúng tôi đại diện đang vươn lên một tầm cao mới".

Được biết, chiến thắng của ông Macron đã nhận được sự hoan nghênh từ các nhà lãnh đạo châu Âu. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đã gửi lời chúc mừng tổng thống Pháp trên trang Twitter cá nhân: "Chúc mừng ông Emmanuel. Trong giai đoạn hỗn loạn này, chúng ta cần một châu Âu vững chắc và một nước Pháp hoàn toàn gắn kết với một Liên minh châu Âu có chủ quyền hơn và chiến lược hơn".

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, thì chia sẻ: "Tôi rất vui khi có thể tiếp tục sự hợp tác tuyệt vời của chúng ta".

Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, nhận xét cử tri Pháp đã đưa ra "một thông điệp mạnh mẽ ủng hộ châu Âu". Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Macron sau khi tái đắc cử dự kiến ​​là sẽ đến Berlin (Đức) để gặp ông Scholz.

Loại bỏ cái mác "Tổng thống của người giàu"

Trong giai đoạn cuối chiến dịch tranh cử kéo dài hai tuần, Tổng thống Macron đã đến các quảng trường trên khắp nước Pháp để loại bỏ cái mác dai dẳng bất công về việc trở thành một "tổng thống của người giàu" xa cách. Ông đã hứa sẽ dành 5 năm tới để khôi phục nước Pháp trở lại trạng thái toàn dụng lao động, lập luận rằng các chính sách của ông như nới lỏng luật lao động của Pháp đã thành công trong việc tạo việc làm và ông sẽ chấm dứt tình trạng thất nghiệp hàng loạt kéo dài trong hàng thập kỷ của đất nước.

Dù ông Macron đã hứa sẽ có gói luật mới nhanh chóng của riêng mình để giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và điều chỉnh khung thời gian để nâng tuổi nghỉ hưu, nhưng cuối cùng, ông lại tập trung ít hơn vào phát biểu của chính mình trong những ngày cuối cùng chiến dịch và dành sự quan tâm nhiều hơn vào việc ngăn chặn những gì ông nói là "không thể tưởng tượng được": Bà Le Pen mang tư tưởng cực hữu, chống nhập cư nắm quyền lãnh đạo ở Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực đồng euro và một cường quốc hạt nhân.

Tuy nhiên, ông biết rằng sau khi cuộc bầu cử kết thúc, mọi thứ mà cử tri quan tâm chỉ là công việc của ông. 

Ông Macron chia sẻ: "Nếu người Pháp đặt niềm tin vào tôi vào ngày 24/4, tôi hoàn toàn biết rõ rằng sẽ có một bộ phận người bỏ phiếu cho tôi, những người đã làm điều đó để ngăn chặn Mặt trận Quốc gia. Và vì vậy, điều đó không có nghĩa là họ đã cho tôi một tấm séc trống mà họ ủng hộ và tìm ra mọi điểm tuyệt vời trong chương trình của tôi".

Nhiệm vụ đầu tiên của ông sau khi tái đắc cử là bổ nhiệm một thủ tướng mới, người mà ông cam kết sẽ đặc biệt cùng ông cống hiến để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

Trọng tâm tại Pháp bây giờ sẽ chuyển sang cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6 tới, nơi ông Macron tìm cách giành được đa số phiếu bầu cho nhóm trung tâm của ông và có thể mở rộng liên minh với cánh hữu. Ông đã hứa hẹn về một "phong trào chính trị mới" và có thể tiến xa bằng việc đổi tên đảng của ông, La République En Marche. 

Bước đầu tiên, Tổng thống Macron đã hứa sẽ đưa ra một gói các biện pháp để giảm bớt áp lực của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trước mùa hè, bao gồm việc tiếp tục giới hạn giá khí đốt và năng lượng.

Minh Hạnh (Theo The Guardian)

Tin nổi bật