Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cãi nhau trước mặt con cái: Điều tối kỵ của các bậc phụ huynh

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Để con cái phát triển toàn diện, người làm cha làm mẹ cần có những lưu ý nhất định. Trong đó, việc cãi nhau trước mặt con cái là điều nên tránh.

(ĐSPL)- Để con cái phát triển toàn diện, người làm bố mẹ cần có những lưu ý nhất định. Trong đó, việc vợ chồng cãi nhau trước mặt con cái là điều nên tránh. Bởi nhìn thấy bố mẹ cãi nhau nhiều sẽ hình thành nên một tâm lý không tốt cho con trẻ.

Nhiều cặp vợ chồng vì quá nóng giận mà nảy sinh tâm lý cáu gắt, cãi nhau trước mặt con cái. Không ít trường hợp bố mẹ cãi nhau, con trẻ nhìn thấy và có những hậu quả đáng tiếc.

Vợ chồng cãi nhau trước mặt con là điều không nên

Anh Tuấn (nhân viên văn phòng) chia sẻ, thưở mới cưới nhau anh và vợ anh (chị Bình) rất mặn nồng, nhưng từ lúc sinh con họ trở nên hay cáu bẳn với nhau. Nhiều lúc chuyện chẳng đâu vào đâu, hai vợ chồng anh lại cãi nhau to. Dù đôi lúc anh ý thức, thằng cu con 18 tháng tuổi cứ nhìn bố mẹ chằm chằm lúc cãi nhau, nhưng anh vẫn không điều chỉnh được hành vi của mình.

Con cái mệt mỏi trước cảnh vợ chồng cãi nhau thường xuyên.

Anh Tuấn chia sẻ: “Ban đầu mình cứ nghĩ em bé đang còn nhỏ không biết được những điều đang xảy ra xung quanh. Mãi cho tới một hôm lúc hai vợ chồng mình lại gây chiến thằng cu con sợ quá òa khóc, lúc đó hai vợ chồng im lặng không nói gì nữa. Hôm sau đưa con đi khám, mình kể chuyện bác sĩ mới dặn dò, do nhìn thấy hai vợ chồng cãi nhau mà tâm lý con bị ảnh hưởng nặng. Bác sĩ khuyên vợ chồng mình không nên cãi nhau trước mặt con nữa. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu, dễ ảnh hưởng tới tâm lý con cái”.

Câu chuyện của anh Tuấn không phải câu chuyện hiếm, nhiều bậc cha mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con cái và họ không lường trước được hậu quả khi tâm lý con cái sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Chị Kim Liên (Giảng viên) tâm sự: “Vợ chồng mình có một con trai 7 tuổi, cháu rất ngoan. Nhưng từ lúc mình mang thai cháu thứ 2 mình trở nên hay cáu bẳn. Thêm vào đó, những lo lắng về vật chất kinh tế khiến hai vợ chồng mình thường hay cãi nhau. Mình cũng vô tâm không để ý tới thái độ con trai. Thấy con ngày càng ủ rũ, không chịu vui chơi mình mới đưa con đi khám. Bác sĩ nói cháu có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Lúc đó, mình mới tá hỏa tìm hiểu nguyên nhân. Hóa ra, con nghĩ rất đơn giản “Vì thấy bố mẹ suốt ngày cãi nhau nên con sợ, con thích bố mẹ yêu thương nhau như bố mẹ nhà bạn Bi cơ”.

Hai vợ chồng mình đã suy nghĩ rất nhiều và đi đến quyết định, vì tương lai con em chúng ta nên sẽ thay đổi không bao giờ cãi nhau nữa. Vợ chồng mình dành nhiều thời gian đưa con đi chơi, không khí cả nhà vui hẳn lên.

Có lẽ mình đã làm hư con trẻ...

Nhiều cặp bố mẹ có con đã lớn tuổi, vẫn thường xuyên cãi nhau điều đó khiến con trẻ rất khó chịu về cách cư xử của bố mẹ. Thậm chí chúng sẽ bắt chước và học theo thái độ “xấu xí” đó.

Chị M.A ( Mai Dịch) chia sẻ: “Có lần mình và chồng cãi nhau vì chồng mình làm vỡ chiếc bình hoa mình rất thích, mình không để ý con gái 13 tuổi đứng nhìn bố mẹ cãi nhau chằm chằm. Khi mình phát hiện thì con bỏ đi xuống nhà không thèm nói câu gì. Thế là hôm sau, lúc mình làm vỡ cái bát trong bữa ăn, con mình to tiếng chỉ trích “mẹ đúng là cái đồ hậu đậu, chẳng được tích sự gì”. Mình ớ người ra, vì cách ăn nói hỗn láo của con. Mẹ chồng thấy vậy cũng ngạc nhiên hỏi: “Ai dạy cháu cách ăn nói như thế”. Con gái hồn nhiên “Hôm trước bố làm vỡ bình hoa, mẹ cũng bảo bố hậu đậu, chẳng được tích sự gì mà”. Cả nhà chỉ biết lắc đầu nhìn nhau. Hai vợ chồng xấu hổ không nói thêm được gì”.

Chị M.A chia sẻ thêm, từ đó vợ chồng chị ít cãi nhau hẳn. Nếu một trong hai người tiếp tục  mắc lỗi, họ gọi nhau vào phòng riêng đóng cửa nói chuyện nhẹ nhàng. Và có vẻ cô con gái cũng nhận thấy được sự thay đổi tích cực của bố mẹ, nên bé rất vui.

Vợ chồng cãi nhau gây ra tâm lý mệt mỏi cho con trẻ.

Không ít gia đình, bố mẹ nóng giận chỉ trích lầm lỗi của nhau trước mặt con. Thậm chí họ còn đưa con ra làm bức bình phong trong câu chuyện của mình. Lối sống, những lời nói sai trái được con trẻ ghi nhận rất nhanh, có khi trở thành nỗi ám ảnh cả đời của con trẻ.

Anh Bình (Cầu Giấy) ngậm ngùi: “Vợ chồng mình thường xuyên có xích mích, những lúc nóng không kìm chế nổi mình đánh cô ấy trước mặt con. Vì thế, các con mình rất ghét và coi thường bố. Thậm chí thằng lớn còn chán đời, uống rượu, bỏ học. Lúc mình mắng nó, nó bảo bố cũng uống, bố còn đánh mẹ, bố có tư cách gì bảo con. Nghe đến đó lòng mình quặn thắt, có lẽ mình đã làm hư con trẻ.”

Nghe câu “có lẽ mình đã làm hư con trẻ” mà không ít người đau lòng. Nhiều người vì chủ quan không quan tâm tới suy nghĩ con trẻ mà ghánh chịu những hậu quả khôn lường. Bố mẹ cãi nhau, con chán đời, xấu hổ với bạn bè nên hư hỏng thậm chí có em còn bỏ nhà đi bụi.

Cãi nhau trước mặt con, cha mẹ đã làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ của mình trong trái tim non nớt ngây thơ của chúng. Hình ảnh cha mẹ đỏ mày, quay tai nói nhau những câu thậm tệ sẽ in mãi trong chúng.

Nhiều người cho rằng, cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái là một sự thừa nhận mình thiếu khả năng kiềm chế. Có một số cha mẹ còn đánh nhau, thậm chí đập phá đồ đạc trong lúc tức giận trước mặt con... tất cả những điều đó không chỉ là nỗi ác mộng với trẻ mà chúng sẽ có những phản ứng tương tự như vậy đối với bạn bè, người thân. Khi cha mẹ biết tranh luận một cách lịch sự, trẻ cũng sẽ học được tính điềm đạm và sự bình bĩnh cần thiết khi bảo vệ quan điểm của mình.

Tin nổi bật