Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cái chết thê lương và chuyện các “trùm bóng” tự "cắt cổ" lẫn nhau

(DS&PL) -

(ĐSPL) - World Cup đã khép lại, không ít những tên cáo già chuyên đi "hút máu" con bạc, quen sống trong nhung lụa ấy lại phải sống cảnh màn trời, chiếu đất, không xu dính túi...

(ĐSPL) - Giờ đây, khi World Cup đã khép lại, thì không ít những tên cáo già chuyên đi "hút máu" con bạc, quen sống trong nhung lụa ấy lại phải sống cảnh màn trời, chiếu đất, không xu dính túi... 
Chủ quán cà phê vốn chẳng am hiểu tí gì về "cá độ", nhưng vì trào lưu World Cup mà lao vào nghề "thầu bóng", ghi độ đến tán gia bại sản đã là một nhẽ. Đằng này, những tay "trùm bóng", đại lý sành sỏi, lâu năm trong nghề, dù đã quá "nhẵn" mặt trong cái thế giới đầy lọc lừa này, cuối cùng vẫn phải nhận lấy kết cục bi thảm! 
Những "ngáo ộp" giấu mặt
Trong thế giới cá độ, biệt danh "ông trùm" tuyệt nhiên chỉ được dành cho duy nhất một người, đó chính là kẻ cầm đầu, thâu tóm toàn bộ quyền lực của đường dây cá độ trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên, danh tính, thân thế của "ông trùm" rất ít người biết đến, bởi một lý do đơn giản, "ông trùm" và cụm máy chủ điều hành toàn bộ hệ thống đều nằm ở nước ngoài. Danh xưng mỹ miều "ông trùm cá độ" mà báo chí hay nhắc đến trong các chuyên án lớn thời gian qua, chỉ là những kẻ làm thuê cho các nhà cái nước ngoài không hơn không kém. Trong giới đỏ đen, những kẻ này được gọi bằng cái "chuẩn không cần chỉnh": "Trùm bóng".
Đặc biệt, World Cup năm nay chứng kiến một số lượng “trùm bóng” vô cùng đông đảo, vượt xa mọi năm. Theo ước tính của Chiến "trọc" (“trùm bóng” có tiếng ở miền Trung), riêng khu vực miền Trung số lượng "đại lý" dán mác "trùm bóng" đã tăng đến hơn 30\%. Sự hỗn loạn của thị trường cá độ mùa giải năm nay, là do có quá nhiều đường dây cá độ bóng đá tham chiến, tranh giành thị phần. Vũ "xế", một “trùm bóng” ở khu vực "quận 3" (TP. Đà Nẵng) cho hay: "Từ trước tới nay, mạng Ibet hay Sbobet chủ yếu được xuất phát từ các đầu mối ở Hà Nội hoặc TP.HCM. Tuy nhiên, năm nay có rất nhiều đường dây mới xuất hiện, các đường dây này có gốc gác ở miền Bắc, trong đó mạnh nhất vẫn là Hải Phòng. Giá "đô" cũng thay đổi chóng mặt theo xu thế cạnh tranh. Thông thường, mức giá mặc định ở miền Trung là đô 10 (một "xu", điểm ảo tương ứng với 10.000 đồng). Mình lấy lại mạng của một "đầu tổng" ở Hà Nội đô 8 (8000/xu) tưởng là đã lấy được giá gốc. Thế nhưng, nhậu nhẹt với anh em trong nghề, mới té ngửa là mình bị "hớ". Khi thằng T. "nờ" ở Thanh Khê khoe nó lấy đô 5 đã choáng, đến lượt Q. "già" bến xe bật Iphone cho xem mạng tổng đô 4, thì ai cũng phải "sốc" nặng. Kiểu này chả khác gì các “trùm bóng” tự vung dao "cắt cổ" lẫn nhau.
Tuy nhiên, có một thực tế là chẳng ai trong số Chiến "trọc", Q. "già" hay T. "nờ" được xem là "trùm" của "trùm bóng" ở miền Trung cả. Vì vậy, mức giá đô 4, có thể vẫn chưa phải là mức giá "sốc" nhất trong giới “trùm bóng” khu vực này. Đó là còn chưa kể đến những con "ngáo ộp" ở hai đầu đất nước.
Q. "già" kể chuyện những "trùm bóng" mạt kiếp sau World Cup.
Tiết lộ nguyên nhân dân cá độ "chết hàng loạt"
Sau màn chén chú chén anh đã đời, vỏ lon bia chất sau lưng mỗi "trùm bóng" đã sắp đầy thùng, trong hơi men cay nồng, các "bợm nhậu" mới chịu tiết lộ những mánh khóe trong nghề này.  T. "nờ" tiên phong đi đầu: "Cái nghề thầu bóng, thằng nào dính vào chả ham hốt cho được nhiều. Cũng vì cái tính tham mà ít thằng chịu nằm yên ghi độ, ăn lãi. Đã thầu bóng thằng nào cũng "theo đô", "nâng đô" để ăn cho dày. Đô (USD, tiền ảo trong mạng cá độ - PV) nhận ban đầu từ "cái tổng" chỉ từ 4.000 đồng/đô. Qua tay tụi tao "hô biến" theo cấp số nhân, bình thường thì đô 25 (25.000 đồng/USD), cao hứng chơi đô 50 (50.000 đồng/USD) gặp khách sộp tời luôn đô 100 ăn thua đủ với khách...". 
Chiến "trọc" tiếp lời: "Đừng nghe thằng T. "nờ" nó "nổ". Nhìn thế thôi chứ không dễ ăn đâu. Giao "mạng" cho thằng nào mình phải tuân thủ nhiều nguyên tắc. Thứ nhất, phải chắc về khả năng "mạnh gạo, bạo tiền" của nó. Thứ hai, là nên giao đô "nhẹ" thôi, tầm đô 20 là được rồi. Xem nó đánh thế nào đã. Thường xuyên vào mạng tổng xem nó đánh kèo gì, dân độ chuyên nghiệp hay hạng "gà mờ". Khi nào biết được "tài năng" nó tới đâu mới bắt đầu nâng "đô", ăn thua đủ với nó".
Nghe các chiến hữu bàn tán rôm rả, Q. "già" cũng tham gia: "Người làm banh phải tĩnh, chứ cứ giao đô ào ào, con bạc nào cũng "đồng sàng" như kiểu các tụi chủ quán cà phê thì chỉ có nước ăn cám. Không những thế, phải nhanh nhạy, không ăn được thì phải nhả ra, tuyệt đối không được ôm, "gồng" với nhà cái chỉ có nước chết". “Nhả ra thế nào hả đại ca?”, chúng tôi hỏi. "Tụi tao có tuyệt chiêu "xã kèo", biến thua thành thắng. Chẳng hạn nhận kèo tài Đức - Bồ Đào Nha 10 triệu đồng, khách chơi đô 50 thì như bình thường tao nhập 200 đô là đủ. Nhưng thấy không "nhai" được nên "xã" lại bằng hết, nếu lấy từ "cái tổng" 4.000 đồng/đô thì nó sẽ nhập vào mạng tổng 2500 đô. Như vậy, thay vì chấp nhận chơi tay đôi với khách, nếu khách thắng thì số tiền chênh lệch 46.000 đồng/USD, tao phải chung độ cho khách, còn thua tao đút túi thì khi "xã" hết vô mạng tổng, tao ngồi rung đùi ăn lãi. Dù khách độ thắng, thua thế nào cũng có tiền".
Bán nhà và bán cả thân vì cá độ
Gian manh trong thế giới đỏ đen, thuộc đủ mọi ngón nghề, thế nhưng kết cục cuối cùng của những kẻ mang danh "trùm bóng" vẫn không thể thoát khỏi "cái chết". Q. "già" cay đắng thừa nhận, làm cái nghề này chẳng phải giỏi giang gì, cũng chẳng tốt đẹp gì. Dính vào con đường này, thấy tiền kiếm dễ quá, nên được một thì muốn hai, được hai thì muốn mười, thậm chí một trăm. Có kẻ không biết cá độ là gì cũng tập tành, một phát, hai phát rồi nghiện luôn lúc nào không hay. Mà phải nói không con bạc nào "khát nước" bằng “trùm bóng”, sẵn tiền trong mạng tổng nhiều, cứ tha hồ "gõ", thua gõ càng nhiều đến lúc "sập mạng", mới bạc mặt lo chạy tiền trả cho tụi cái. Mà tiền trong mạng tổng nào có phải ít đâu, mấy cái "super master" (siêu trùm) của “trùm bóng” toàn cỡ tiền tỉ trở lên chứ chơi à. Tán gia bại sản hết.
"Mày có biết T. "cọt" không? Đấy! Gương sáng nhất đó! Từng là đại gia bất động sản có tiếng ở Đà Nẵng, thế mà làm “trùm bóng” được vài năm, bất động sản đội nón ra đi hết. Mảnh vườn của ông bà thì cứ cắt dần bán trả nợ. Mấy ngày trước, bán đến tấc đất cuối cùng mà vẫn còn nợ đến hơn hai tỉ, "tụi cái" cử đàn em lên tận nhà xiết nợ, T. "cọt" trốn biệt tăm giờ đã thấy mò mặt về đâu. Mà đi luôn chứ về, tụi kia nó "phanh thây" cũng không biết chừng", Q. "già" ngậm ngùi.
"Con đường cá độ P.N.X. (Đà Nẵng) trước nổi tiếng bởi bộ tứ “trùm bóng”: T. "cọt", D. "râu", T. "què", H. "SV". Sau World Cup vừa rồi, có tay nào không bi đát đâu. D. "râu" biệt thự hai mặt tiền giá tiền tỉ thế mà mới đổi chủ hai hôm trước, nó thì bỏ đi biệt tích chỉ khổ ông bà già nó bảy, tám chục tuổi đầu phải dắt nhau đi ở nhà thuê. H. "SV", thân là phận gái nhưng về khoản "tay chơi" đáng mặt chị cả. Thế mà đùng một cái cả cơ ngơi rộng lớn ở đường T.Đ.T, xe SH, vàng đeo chật cổ "bay" đi đâu mất. Mấy hôm trước, tao nghe thằng đệ bảo, nhìn thấy ai giống H. "SV" đứng "vẫy" khách ở đường biển N.T.T", Chiến "trọc" nói.
Không tán gia bại sản thì vào nhà đá
Ngày 4/7, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) đã phá chuyên án 514N, bóc gỡ một đường dây cá độ bóng đá với tổng số tiền cá độ lên tới 37,7 triệu USD, bắt giữ Võ Văn Nhân (31 tuổi, ở tại 319/2 đường Bùi Thị Xuân, Huế). Đường dây cá độ bóng đá do "trùm bóng" này tổ chức với quy mô lớn, với hàng chục thành viên quản lý cấp tổng, 216 cấp quản lý cùng hơn 2.000 con bạc tham gia cá độ bóng đá. Những con bạc tham gia đường dây này ở nhiều thành phố lớn trên toàn quốc, và cả người mang quốc tịch Lào.
(Còn nữa)

Tin nổi bật