Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách tính hưởng bảo hiểm xã hội trường hợp gián đoạn thời gian công tác

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.

(ĐSPL) - Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Hỏi: Tôi bắt đầu làm giáo viên tại huyện từ tháng 9 năm 1982 đến tháng 9 năm 1989 thì bị buộc thôi việc. Sau khi nhận quyết định thôi việc tôi không được hưởng bất kì chế độ gì về khoảng thời gian đã công tác. Đến tháng 10 năm 2000 tôi được Ban tổ chức chính quyền tỉnh cho tái tuyển. Đến nay tôi đã đủ tuổi để được nghỉ hưu (55 tuổi với nam ở khu vực 0.7). Vậy, quãng thời gian công tác của tôi từ 1982 đến 1989 có được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí hay không?


Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Bạn là giáo viên nên các quy định về nghỉ việc và chế độ nghỉ hưu sẽ áp dụng theo các quy định hiện hành như sau:

Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.

Bạn bắt đầu ra trường công tác tại huyện từ tháng 9 năm 1982 đến tháng 9 năm 1989 và bị buộc thôi việc. Sau khi nhận quyết đinh thôi việc chưa được hưởng bất kì chế độ gì về khoảng thời gian đã công tác.

Theo quy định của Nghị định 115/2015/NĐ – CP tính thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội xác định như sau:

1. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội;Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Điều 49 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 139 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

Như vậy, bạn sẽ được công nhận, bạn liên hệ trực tiếp với cơ quan làm việc trước đó, xác nhận thời gian công tác có đóng bảo hiểm để được cộng dồn thời gian hưởng.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

Luật gia Đồng Xuân Thuận
Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật