Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách nấu xôi gấc cực ngon cho ngày Tết

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ngày tết mọi người thường nấu xôi gấc để cúng giao thừa cũng như cúng tổ tiên bởi dân gian quan niệm màu đỏ là màu của hạnh phúc, biểu tượng cho sự may mắn.

(ĐSPL) - Theo dân gian quan niệm, màu đỏ là màu của hạnh phúc, biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Vì thế, trong ngày Tết mọi người thường nấu xôi gấc.

Có 2 cách nấu xôi gấc ngon mà bạn có thể tham khảo:

Xôi gấc cốt dừa

Nguyên liệu:

Nguyên liệu làm món xôi gấc cốt dừa. Ảnh minh họa.

- 1 quả gấc (khoảng 200g)

- 2 bát gạo nếp

- 2 thìa cà phê đường

- 2 thìa cà phê muối

- 5 thì nước cốt dừa

- 1 thìa rượu trắng.

Cách làm:

- Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm với chút muối. (Nếu không ngâm qua đêm có thể ngâm nước ấm khoảng 3 - 4g).

- Bước 2: Gấc bổ đôi, lấy thịt gấc.

- Bước 3: Trộn vào thịt gấc 1 thìa rượu trắng, bóp cho phần thịt gấc bong ra khỏi hạt gấc.

- Bước 4: Trộn gấc với gạo nếp.

- Bước 5: Trộn đều gạo với gấc cùng 1 thìa muối.

- Bước 6: Đổ một ít nước cốt dừa vào trộn cùng với gạo. (Tùy theo sở thích bạn có thể cho nước cốt dừa nhiều hay ít).

- Bước 7: Cho gạo vào chõ hoặc xửng hấp cách thủy khoảng 35-40 phút.

Khi xôi chín xới ra đĩa.

Xôi gấc cốt dừa dễ làm và không mất nhiều công đoạn. Ảnh minh họa.

Xôi gấc đậu xanh

Nguyên liệu:

- 500g gạo nếp ngon

- 150g đậu xanh (loại nửa hạt đã cà vỏ hoặc chưa cà đều được)

- 1 trái gấc chín đỏ

- 110g đường trắng nhuyễn

- 200g dừa nạo

- Muối

Nguyên liệu làm món xôi gấc đậu xanh. Ảnh minh họa.

Các bước làm:

Sơ chế:

- Gạo nếp ngâm với nước sạch qua đêm.

- Đậu xanh ngâm nước ấm 3-4h cho nở, đãi vỏ đậu nếu dùng đậu chưa cà vỏ.

- Gấc lấy phần thịt đỏ bọc quanh hạt bên trong, cho rượu trắng + 1 nhúm muối vào bóp nhuyễn. Rượu trắng giúp thịt gấc không bị tái màu khi hấp.

200g dừa nạo + 1/2 chén nước nóng vắt lấy 1 chén nước cốt dừa.

Cách làm:

Nhân đậu xanh:

- Đậu xanh sau khi ngâm nở, đổ nước xâm xấp đậu rồi luộc cho chín bở. Nếu nước đã cạn mà đậu vẫn chưa chín thì cho thêm một ít nước nấu đến khi chín. Không nấu quá nhiều nước sẽ khiến đậu nhão. Đậu nấu xong khi còn nóng, dùng muỗng lớn/chày/ máy xay để quấy đậu thành hỗn hợp bột.

- Cho vào đậu 50g đường + một nhúm muối trộn đều.

- Đặt nồi đậu lên bếp, mở lửa nhỏ và nấu đợi đến khi đường tan hết, đậu sánh đặc lại là được.

- Lấy đậu ra bát, để nguội.

Xôi gấc:

- Vớt gạo nếp đã ngâm ra để cho ráo nước.

- Trộn phần thịt gấc đã bóp nhuyễn vào gạo nếp.

- Cho nước vào xửng hấp đun sôi. Khi nước đã sôi mới cho gạo nếp vào hấp, dùng đũa tạo vài lỗ trong xửng nếp để hơi bốc lên đều. Giữ lửa lớn để hơi bốc đủ làm chín gạo nếp.

- Trong khi nấu thỉnh thoảng mở nồi để rưới nước cốt dừa lên. Mỗi lần rưới khoảng 1/3 chén. Mỗi khi mở nồi nên lau khô hơi nước ở nắp nồi.

- Khi xôi gần chín, cho 60g đường cát vào trộn đều.

- Hấp xôi chín hẳn rồi xới ra đĩa cho nguội bớt.

Đóng xôi:

- Dùng khuôn nhựa hoặc nhôm để đóng xôi.

- Cho một lớn xôi ở dưới đáy khuôn, ấn nhẹ cho bằng, rải thêm 1 lớp đậu xanh lên xôi, ấn nhẹ, sau cùng rải tiếp 1 lớp xôi lên, nén nhẹ rồi lấy xôi ra khỏi khuôn.

Xôi gấc đậu xanh bắt mắt nhưng không kém phần thơm ngon. Ảnh minh họa.

Kinh nghiệm chọn gấc

- Kinh nghiệm khi chọn gấc là chọn những quả có dáng tròn đều, gai nở đều, vỏ ngoài màu đỏ cam và cầm phải nặng tay.

- Không nên mua những quả gấc đã bị vỡ hoặc dập. Bởi vì quả gấc hơi đặc biệt một chút, nếu quả còn nguyên thì có thể để được rất lâu, thậm chí sau khi mua về có thể để được đến cả tháng, nhưng nếu đã bị vỡ hoặc dập thì không khí sẽ xâm nhập vào được trong ruột gấc, để qua một hoặc hai ngày là chỉ có vứt đi.

Tin nổi bật