Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách gói bánh chưng gấc lấy may trong ngày Tết Nguyên Đán

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Ngoài bánh chưng xanh truyền thống, Tết Nguyên Đán năm nay các gia đình có thể làm thêm bánh chưng gấc thêm may mắn.

(ĐSPL) – Ngoài bánh chưng xanh truyền thống, Tết Nguyên Đán năm nay các gia đình có thể làm thêm bánh chưng gấc thêm may mắn.

Ngoài những chiếc bánh chưng gói bằng lá dong có màu xanh truyền thống, bạn hãy làm thêm vài cặp bánh chưng gấc màu đỏ tươi để bày mâm cỗ cúng và tặng người thân, giúp không khí ngày Tết thêm phần rực rỡ và vui vẻ nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm 2 cặp bánh chưng gấc

Gạo nếp: 2kg.

Gấc tươi: 1 quả.

Đỗ xanh: 500 gam.

Thịt ba chỉ: 600 gam.

Lá dong, lạt buộc bánh.

Gia vị: Hạt tiêu, hành khô, muối, đường, rượu trắng.

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu gói bánh chưng gấc


Gạo nếp: Vo sạch rồi để ráo nước.

Gấc: Lấy hạt ướp cùng với một ít đường và rượu trắng rồi dùng thìa dằm nát (dùng thìa cạo cho hết phần gấc đỏ dính trên hạt).

Sau đó trộn gạo nếp cùng với gấc, bóp đều cho đến khi hạt gạo có màu gấc trở nên bóng, đỏ cam. Với 2 kg gạo, chúng ta sẽ cần một quả gấc nặng tầm 1,8 kg. Sau đó nhớ nhặt hết hạt gấc ra khỏi gạo.

Đỗ xanh ngâm nước cho nở, sau đó để ráo nước rồi trộn đều với một ít muối rồi cho vào chõ đồ chín. Khi đỗ xanh đã chín, đặt chảo lên bếp cho một ít dầu ăn và đổ đỗ xanh vào xào sơ qua với một ít đường. Khi đỗ bớt nóng, bạn dùng tay nắm đỗ thành những quả tròn to. Bạn hãy áng chừng để chia đỗ sao cho mỗi nắm đủ dùng cho một chiếc bánh.

Thịt ba chỉ rửa sạch, thái thành miếng dài không quá dày. Sau đó, các bạn ướp thịt với hành băm nhuyễn, hạt tiêu, nước mắm trong 1h để thịt ngấm đều gia vị. Có người cho rằng nếu muốn bánh để được lâu thì không nên ướp nước mắm nhưng thịt ướp nước mắm lại thơm ngon hơn là ướp với muối hay gia vị. Để giải quyết vấn đề này, sau khi hết tết, bạn có thể cho bánh vào tủ lạnh để bảo quản được lâu.

Lá dong: Rửa thật sạch, cắt bỏ cuống, dọc bớt gân lá và lau khô. (Phần cuống và dọc lá bạn đừng bỏ đi mà nên giữ lại để lót đáy nồi luộc bánh.

Cách gói bánh chưng gấc

Bánh chưng gấc cũng gói giống như bánh chưng bình thường. Nếu không có kinh nghiệm gói tay, bạn có thể dùng khuôn gỗ vuông để gói bánh cho dễ dàng.


Dưới đây là cách gói bánh trưng bằng tay không cần khuôn.





Sau khi gói xong, các bạn mang bánh đi luộc.


Bánh chưng tốt nhất là luộc bằng thùng sắt tôn. Dùng loại thùng này luộc ra bánh chưng bên ngoài vẫn giữ được phần lá bọc có màu xanh đẹp mà không bị biến thành màu nâu như bình thường.

Bánh chưng khi xếp vào nồi luộc cần phải đổ ngập nước, chờ khoảng vài phút thấy nước rút bớt (nước ngấm vào trong bánh) thì thêm cho đầy rồi mới bắc lên bếp luộc đủ 12 tiếng. Trong quá trình luộc nếu thấy nước cạn bớt thì phải thêm ngay cho đầy ngập bánh như cũ.


Nếu gia đình bạn gói ít bánh, bất tiện với cách luộc truyền thống như trên thì bạn có thể dùng nồi áp suất để luộc.

Bật mí là chính bản thân mình đã dùng cách này để luộc bánh nhiều năm. Bánh rất dền và ngon, có điều lúc gói bạn cần gói nhiều lá và cẩn thận hơn một chút tránh để lá gói bánh bị nứt, rách. Luộc bằng nồi áp suất mỗi mẻ chỉ được khoảng 3-4 chiếc (tùy theo kích cỡ nồi và kích thước bánh bạn gói). Tuy nhiên mỗi mẻ bánh chỉ tốn khoảng 1,5h. Sau khi nồi áp suất sôi, xoay còi, bạn chỉ cần hạ nhỏ lửa là được.

Khi bánh chín, các bạn vớt rửa sạch nhớt trên mặt bánh. Xếp từng chiếc bánh cạnh nhau rồi dùng một miếng ván/gỗ chặn lên (để thêm vài vật khá nặng như phiến thớt gỗ dày, nồi chứa nước…) lên trên để ép cho nước trong bánh rút hết và định hình cho chiếc bánh. Bạn cứ ép như vậy khoảng gần 30 phút là được.

Bánh đã ráo nước được treo/xếp ở nơi khô ráo thoáng mát để bảo quản.


[poll3]899[/poll3]

Chúc các bạn thành công và xin chúc bạn một năm mới bình an, hạnh phúc!

Tổng hợp

Tin nổi bật