Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách dùng điều hoà "chuẩn" để không hại sức khỏe

(DS&PL) -

Điều hòa, thứ không thể thiếu trong ngày oi bức, nhưng nếu ở môi trường này quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe.

Điều hòa, thứ không thể thiếu trong ngày oi bức, nhưng nếu ở môi trường này quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe.

5 thói quen dùng điều hòa gây hại sức khỏe của người Việt

Không dùng quạt, tắt bật liên tục, để nhiệt độ quá thấp cho điều hòa... đều không tốt cho sức khỏe.

Dùng điều hòa công suất lớn hơn cần thiết

Chỉ dùng điều hòa đúng công suất với diện tích phòng.

Điều hòa công suất nhỏ cho diện tích lớn dễ gây tốn điện, làm mát chậm nhưng điều hòa công suất lớn cho diện tích nhỏ cũng có những tác hại khó lường. Nhiều người dùng có suy nghĩ sẽ chọn model dư công suất so với nhu cầu để có tốc độ làm lạnh nhanh hơn. Tuy nhiên, với cách chọn lựa như vậy, lượng không khí lạnh luôn quá mức cần thiết, ngay cả ở chế độ ngủ khiến người dùng dễ gặp các bệnh về hô hấp và cũng tốn điện hơn bình thường.

Đóng kín cửa phòng

Khi bật điều hòa, nhiều người Việt thường nhắc nhở người thân đóng kín mọi cửa trong phòng để tránh thất thoát khí lạnh, đỡ tốn điện. Thói quen này rất có hại cho sức khỏe do luồng không khí không được lưu thông, bị "quẩn" và trong thời gian dài tạo cảm giác bí. Điều hòa thực tế không lấy khí lạnh từ bên ngoài mà chỉ luân chuyển không khí trong phòng qua dàn lạnh để làm lạnh nên người dùng cần hé cửa hoặc sử dụng quạt thông gió nhỏ để có thêm khí tươi vào trong phòng.

Bật điều hòa nhiệt độ thấp hơn 5 độ C bên ngoài

Chênh lệch nhiệt độ lớn có thể gây sốc nhiệt cho người dùng.

Bật điều hòa nhiệt độ quá thấp không chỉ tốn điện mà còn dễ làm người dùng bị sốc nhiệt do chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài khi đi ra vào. Ngay cả những ngày nắng nóng, cũng không nên để nhiệt độ thấp hơn 5 độ C so với bên ngoài, ngoại trừ các trường hợp nóng trên 35 độ C, nhiệt độ điều hòa có thể để ở mức gần tối thiểu 28-29 độ C. Thực tế căn phòng có điều hòa ở 29 độ C vẫn luôn cho cảm giác mát mẻ, thoải mái hơn không khí tự nhiên ở nhiệt độ tương tự, đặc biệt là trong các ngày nóng ẩm oi bức tại miền Bắc.

Không sử dụng thêm quạt

Nhiều người dùng cho rằng bật thêm quạt khi có điều hòa là một sự lãng phí. Thực tế, việc dùng điều hòa kết hợp thêm quạt vừa đỡ tốn điện (điều hòa có thể để ở nhiệt độ cao hơn) vừa làm không khí trong phòng lưu thông, tốt cho sức khỏe con người. Không khí lạnh đều hơn trong phòng giúp người bên trong không bị thay đổi nhiệt độ khi đi lại.

Sử dụng quạt bàn hoặc quạt trần số nhỏ để làm lưu thông không khí trong phòng, tăng hiệu quả làm mát.

Bật tắt điều hòa liên tục

Mỗi lần khởi động, điều hòa tốn điện hơn thông thường, chưa kể việc làm lạnh từ đầu cũng sẽ mất nhiều thời gian, năng lượng hơn so với việc duy trì khí lạnh trong phòng. Ước tính, lượng tiêu thụ điện năng khi khởi động và làm lạnh từ đầu tốn gấp 3 lần so với việc duy trì. Vì vậy, nếu chỉ ra ngoài trong 1-2 tiếng, người dùng có thể giữ nguyên chế độ bật điều hòa và nâng nhiệt độ lên một chút để giảm chi phí.

Mắc bệnh vì sử dụng điều hòa không đúng cách

Điều hòa, thứ không thể thiếu trong ngày oi bức, nhưng nếu ở môi trường này quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe.

Mắc bệnh nghiêm trọng vì sử dụng điều hòa không đúng cách

Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản…) là những bệnh thường gặp khi sử dụng điều hòa không đúng cách. Trường hợp nặng có thể bị viêm đường hô hấp, viêm phế quản.

Thông tin trên trang Em Đẹp cho hay, trong khoang miệng của chúng ta, dù sạch đến mấy cũng có vi khuẩn. Ở điều kiện nhiệt độ bình thường vi khuẩn khó sinh sôi, nhưng trong môi trường khô và lạnh thì vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển nhanh. Chúng tấn công vào cơ thể làm cho sức đề kháng của con người giảm đi, từ đó khiến bạn dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

Tổn thương xương khớp cũng là một nguy cơ dễ gặp phải khi sử dụng điều hòa thường xuyên. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa nhiệt độ bên trong cơ thể với nhiệt độ bên ngoài môi trường, khi ngồi điều hòa, nếu để nhiệt độ thấp, các mạch máu trong cơ thể sẽ co lại gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân làm cho các khớp bị tổn thương và gây ra nhiều triệu chứng đau nhức như: chân tay mỏi, đau cứng khớp cổ....

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ trên báo Vietnamnet, sức đề kháng của trẻ nhỏ bị giảm sút khi trời nắng nóng, vì thế những trẻ hay ở trong phòng điều hòa sẽ dễ ủ bệnh hơn những trẻ thường xuyên hoạt động ngoài trời. Hơn nữa, nhiệt độ lạnh và khô khiến da trẻ bị khô, mất nước, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây nên các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp trên.

Hướng dẫn sử dụng điều hòa không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Nhiệt độ lý tưởng khi sử dụng điều hòa là 26 - 27 độ C

Tránh sự thay đổi đột ngột: Khi ở ngoài nắng, nhiệt độ cao không nên bước vào phòng điều hòa nhiệt độ quá lạnh. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên lau mồ hôi cho trẻ, để trẻ ngồi một lúc sau đó mới cho vào phòng điều hòa.

Khi muốn ra khỏi phòng điều hòa, nên tắt điều hòa, mở cửa 1 lúc sau đó mới bước ra.

Trong những ngày nắng nóng, hạn chế việc ra vào phòng điều hòa quá nhiều lần để tránh hiện tượng sốc nhiệt (thay đổi nhiệt độ đột ngột).

Tùy vào tình hình thời tiết, diện tích phòng và công suất điều mà để điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý, mức chênh lệch nhiệt độ trong phòng và thời tiết bên ngoài càng ít càng tốt. Không nên để nhiệt độ quá lạnh bởi như thế vừa tốn điện lại không có lợi cho sức khỏe. Mức nhiệt độ lý tưởng là 26 -27 độ C.

Không nên ở phòng điều hòa quá lâu: Ngoài thời gian liên tục cho giấc ngủ ban đêm, sinh hoạt ban ngày bạn không nên ngồi quá 4 tiếng liên tục trong phòng điều hòa.

Vệ sinh điều hòa, vệ sinh phòng: Việc vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng cũng là một việc vô cùng quan trọng, vệ sinh phòng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ được nấm mốc, vi khuẩn trong phòng.

Khi không dùng điều hòa nên mở rộng cửa chính, cửa sổ để cho không khí lưu thông.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật