Đóng

Cách cải tạo nhà cấp 4 thành nhà 2 tầng

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Nếu bạn dự định cải tạo nhà cấp 4, hãy tham khảo những hướng dẫn sau.

Quy trình biến nhà cấp 4 thành nhà 2 tầng

Nhà cấp 4 đã cũ kỹ, lâu đời cần được nâng cấp thành 2 tầng. Việc nâng cấp giúp cho công năng sử dụng được tối ưu, không gian sinh hoạt thoải mái. Quy trình cải tạo nhà cấp 4 thành nhà 2 tầng gồm các bước:

Việc nâng cấp nhà cấp 4 thành nhà 2 tầng giúp cho công năng sử dụng được tối ưu, không gian sinh hoạt thoải mái. Ảnh minh họa.

Bước 1 : Khảo sát và đánh giá hiện trạng ban đầu của công trình cải tạo.

Bước 2 : Thiết kế bản vẽ 2D, 3D cụ thể tính toán chi phí và bản vật liệu thi công (màu sơn, đèn điện…)

Bước 3 : Lên kế hoạch, phương án cải tạo nhà cấp 4 lên 2 tầng.

Bước 4 : Báo giá cụ thể và rõ ràng cho khách hàng nắm rõ.

Bước 5 : Thống nhất báo giá, bản vẽ, phương án triển khai và ký kết hợp đồng

Bước 6 : Tiến hành thi công, nâng cấp thành 2 tầng

Bước 7 : Nghiệm thu, hoàn thành và bàn giao nhà.

Xu hướng hiện nay

Sử dụng thêm vật liệu kính: kính trong suốt sẽ giúp không gian như được mở rộng hơn sẽ đem lại cảm giác thoải mái rộng rãi hơn trong không gian sinh hoạt của gia đình.

Sửa chữa lên thành nhà lầu: Hiện này nhà lầu không hẳn là thứ xa xỉ, của nhà giàu. Tùy vào tình trạng hiện tại mà bạn hãy cải tiến ngôi nhà của mình thành gác lửng hoặc lên thành 2 tầng vì chi phí cũng chỉ từ 300 triệu mà thôi.

Thay đổi nước sơn: Bạn nên sử dụng màu sơn hiện đại, tươi mới cùng gam màu ấm vì khó phai màu và ít ăn nước.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sửa nhà cấp 4 thành nhà 2 tầng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sửa nhà cấp 4 thành nhà 2 tầng. Ảnh minh họa.

Hiện trạng nhà cấp 4 cũ: Móng nhà có đủ sức gánh thêm tầng lầu hay không, chất lượng tường cột ra sao, và loại mái hiện tại là gì – tất cả những điều này sẽ định hình chi phí gia cố, sửa chữa phần thô. 

Diện tích và quy mô nhà 2 tầng mong muốn: Diện tích sàn tầng 2 bạn muốn xây lớn cỡ nào, và tầng 2 sẽ có bao nhiêu phòng, công năng sử dụng ra sao – những yếu tố này quyết định khối lượng vật tư và nhân công cần thiết.

Vật liệu xây dựng và hoàn thiện: Lựa chọn phân khúc vật liệu bình dân, trung bình hay cao cấp, và loại vật liệu cụ thể cho từng hạng mục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí, đồng thời tạo nên diện mạo và chất lượng cuối cùng cho ngôi nhà.

Phong cách thiết kế kiến trúc, lựa chọn phong cách đơn giản, hiện đại sẽ giúp tiết kiệm chi phí vật liệu và nhân công, trong khi phong cách tân cổ điển hoặc phức tạp hơn sẽ đòi hỏi đầu tư lớn hơn.

Nhân công xây dựng, giá nhân công biến động theo khu vực, thời điểm và tay nghề thợ, đồng thời số lượng nhân công cần thiết phụ thuộc vào quy mô và độ phức tạp của công trình.

Các chi phí phát sinh khác, bao gồm chi phí thiết kế kiến trúc và kết cấu nếu thuê đơn vị chuyên nghiệp, chi phí xin giấy phép xây dựng theo quy định pháp lý, chi phí giám sát công trình để đảm bảo chất lượng, và một khoản dự phòng cho các tình huống phát sinh không lường trước trong quá trình thi công.

*Thông tin mang tính chất tham khảo, không thay thế ý kiến của chuyên gia hay kiến trúc sư

Tin nổi bật