Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các quốc gia châu Á đang làm gì với phong tục đốt vàng mã?

(DS&PL) -

Phong tục đốt vàng mã, tiền âm phủ là một nét văn hóa xa xưa của người châu Á và đang dần trở nên không phù hợp trong đời sống hiện đại.

Phong tục đốt vàng mã, tiền âm phủ là một nét văn hóa xa xưa của người châu Á và đang dần trở nên không phù hợp trong đời sống hiện đại.

Trong đạo Phật và Đạo giáo thờ Khổng tử, mọi công việc liên quan đến thờ cúng đều gắn với thắp hương hoặc đốt vàng mã. Hai tôn giáo này rất phổ biến trong cộng đồng người Hoa và hầu khắp các dân tộc khu vực Đông Nam Á và trải rộng trên nhiều quốc gia. Hiện nay, cùng với sự phát triển của cuộc sống đô thị và các nguy cơ liên quan tới môi trường, vật chất và nhân lực, các chính phủ đang tìm cách giới hạn và thay đổi phong tục cổ truyền này.

Singapore: Người dân không ủng hộ đốt vàng mã

Là quốc gia có hơn 70% dân số người Hoa theo đạo Phật, Singapore từng là một trong những quốc gia duy trì đầy đủ nhất các phong tục truyền thống trong khu vực Đông Nam Á. Tương tự như người Việt, mọi ngày lễ như Tết Âm lịch, Thanh minh, ngày rằm hay tang lễ, đều có tục đốt vàng mã.

Hiện nay, những hành động đốt vàng mã tại nơi công cộng ở Singapore có thể bị phạt tiền vì gây ô nhiễm môi trường và lấn chiếm không gian công cộng - Ảnh: Tallnews

Tuy nhiên, trong một khảo sát mới đây trên Reddit, hầu hết người dân Singapore tham gia bình luận đều cho biết họ cảm thấy truyền thống này đã lỗi thời bởi diện tích đất hẹp, chung cư chiếm đa số, khói bụi và ô nhiễm gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt.

Bà Lee Bee Yong, một người dân sống tại chung cư khu vực Clarke Quay cho biết: “Gia đình tôi sống trên tầng 5 của chung cư nhưng mỗi khi có đốt vàng mã từ tầng trệt, gió luôn thổi tro và khói tới tận phòng ngủ!”. Năm 2008, chính phủ Singapore từng khuyến khích người dân nên giảm bớt lượng vàng mã mỗi khi dâng lễ.

Malaysia: Không đốt vàng mã vào tháng Bảy Âm lịch

Tại Malaysia, tín đồ Phật giáo chỉ chiếm 30% dân số nhưng lượng vàng mã được tiêu thụ tại quốc gia này không nhỏ. Hầu hết người Hoa tại đây làm công việc kinh doanh hoặc tiểu thương và tin rằng đốt nhiều vàng mã hơn sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc hơn. Do đó, các mặt hàng vàng mã tại đây rất đa dạng và thường có kích cỡ lớn.

Nhân viên tại một nhà tang lễ ở Malaysia khuyến khích người dân không nên đốt vàng mã - Ảnh: Tzuki

Năm 2013, Tổng hội Phật giáo Malaysia đã ban hành một thông báo khuyến khích người dân nên giảm bớt lượng vàng mã đốt hàng năm để bảo vệ môi trường. Cụ thể, các dịp lễ trong tháng Bảy Âm lịch như cúng cô hồn, xá tội vong nhân… đều không đốt vàng mã. Hầu hết người dân đều ủng hộ và thực hiện theo hướng dẫn của Tổng hội.

Trung Quốc: Sẽ sớm từ bỏ phong tục đốt vàng mã

Trong một nghiên cứu của Cục Kiểm định chất lượng không khí Trung Quốc năm 2014, vàng mã hầu hết được sản xuất từ bột tre, bột gỗ và loại nước sạch có thể tái chế cho nông nghiệp.

Là quốc gia đứng đầu châu Á về lượng tiêu thụ vàng mã, Trung Quốc cũng duy trì vị trí đầu tiên trong danh sách các quốc gia có lượng CO2 trong không khí và ô nhiễm nặng nhất thế giới.

Năm 2017, với chiến dịch làm sạch môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm tài nguyên môi trường của Chủ tịch Tập Cận Bình, tất cả những mặt hàng có sử dụng nguyên liệu từ tài nguyên thiên nhiên đều sẽ bị tăng thuế và giá bán. Đây là động thái mới sẽ phần nào giảm lượng tiêu thụ vàng mã của người dân.

Hong Kong: Yêu cầu các nhà chùa giảm kích thước lò đốt

Năm 2013, chính quyền Hong Kong cho biết mỗi dịp lễ lớn như Tết Âm lịch hay rằm, mức độ ô nhiễm không khí luôn cao gấp 4-5 lần do người dân đồng loạt đốt vàng mã.

Hai phụ nữ đang đốt mô hình một chiếc ô tô rất lớn trong dịp lễ rằm tháng Bảy Âm lịch - Ảnh: CMedia

Lực lượng công nhân môi trường phải mất nhiều ngày để có thể dọn sạch hoàn toàn bụi và tro sau mỗi buổi lễ. Bởi vậy, chính quyền tại đây đã yêu cầu người dân chỉ thực hiện nghi lễ này tại các đình, chùa, không thực hiện tại nhà riêng hay nơi công cộng để phòng tránh hỏa hoạn. Ngoài ra, các khu vực tôn giáo cần phải lắp đặt loại lò đốt đặc biệt để hạn chế lượng tro phát tán sau khi đốt và có kích thước phù hợp, không quá lớn.

Thu Phương

Tin nổi bật