Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các phi công mất niềm tin vào Boeing sau 2 vụ tai nạn máy bay kinh hoàng

(DS&PL) -

Sau hai vụ tai nạn thảm khốc của hãng hàng không Ethiopia và Lion Air (Indonesia) đều với máy bay Boeing 737 MAX, nhiều phi công cảm thấy mất niềm tin với Boeing.

Sau hai vụ tai nạn thảm khốc của hãng hàng không Ethiopia và Lion Air (Indonesia) đều với máy bay Boeing 737 MAX, nhiều phi công cảm thấy mất niềm tin với Boeing.

Nhiều phi công mất niềm tin vào Boeing sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng. Ảnh minh hoạ: CNN

Vào ngày 29/10/2018, một máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Indonesia Lion Air lao xuống biển Java chỉ 13 phút sau khi cất cánh khiến 189 người thiệt mạng. Gần 5 tháng sau, ngày 10/3/2019, một máy bay Boeing 737 MAX 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines lại rơi chỉ 6 phút sau khi cất cánh khiến 157 người chết.

CNN đã đăng tải bình luận của ông Les Abend – cựu phi công mới nghỉ hưu sau 34 năm làm cơ trưởng Boeing 777 cho American Airlines. Ông là một nhà phân tích hàng không của CNN và đóng góp cao cấp cho tạp chí Flying. Theo ông, những thảm kịch với máy bay chở khách của Ethiopian Airlines và Lion Air là chưa từng có. Ngoại trừ vụ Sao chổi de Haviland vào đầu những năm 1950 khi một chiếc máy bay gặp sự cố trong chuyến bay liên quan đến sai sót thiết kế kết cấu, chưa bao giờ lịch sự hàng không thế giới chứng kiến một mẫu máy bay chở khách hoàn toàn mới lại để xảy ra thảm họa như vậy.

Mặc dù Boeing 737 MAX sẽ được thiết kế lại và kiểm tra kỹ lưỡng để xác nhận nó có thể bay trở lại an toàn hơn, nhưng dòng máy bay sẽ mãi mãi bị nghi ngại, ông Abend cho biết.

Đối với nhiều phi công, niềm tin đã bị xói mòn nghiêm trọng. Họ cho rằng Boeing đã không công bố mô tả chi tiết về MCAS (Hệ thống tăng cường đặc tính cơ động), phần mềm điều khiển chuyến bay có liên quan đến cả 2 sự cố. Đã như vậy thì liệu các phi công còn có thể tin tưởng bất cứ sản phẩm nào khác của Boeing hay không? Dường như mọi phi công đều có quyền hỏi điều đó. Thông thường, các phi công không phải là những người hay nghi ngại hoặc do dự vì họ phải nhanh chóng đưa ra quyết định, đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp.

Các phi công muốn được giải thích đầy đủ, rõ ràng về nguyên nhân hai vụ tai nạn của Boeing 737 MAX. Ảnh: Getty

Ông Abend chia sẻ: “Nếu tôi là phi công lái 737 MAX, tôi sẽ yêu cầu bằng chứng cụ thể rằng bất cứ nguyên nhân nào gây ra hai vụ tai nạn hiện vẫn đang được điều tra đã được khắc phục hoàn toàn. Đầu tiên là một lời giải thích rõ ràng về hệ thống MCAS và cách Boeing đã khắc phục hoặc ngăn chặn lỗi đó. Thứ hai, tài liệu thông qua một chuyến bay thử nghiệm thực tế hoặc một trình giả lập được trang bị phù hợp, cung cấp danh sách kiểm tra rõ ràng để các phi công sử dụng trong trường hợp khẩn cấp với sự chắc chắn tuyệt đối về kết luận an toàn”.

“Và nếu có thêm các nguyên nhân khác gây ra sự cố thì chúng cũng nên được giải quyết rõ ràng”, cựu phi công nhận định. “Một số đồng nghiệp của tôi thậm chí còn tranh luận thêm rằng các phi công nên được phép huấn luyện trong trình giả lập Boeing 737 MAX. Đào tạo trên iPad là không thỏa đáng với một số người”.

“Ngoài ra, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) không yêu cầu xếp hạng loại phi công riêng biệt được liệt kê trên giấy phép của họ cho dòng MAX, vậy nên nhiều hãng hàng không không có động lực để nâng cấp lên trình giả lập mới”, ông nói thêm.

Bên cạnh đó cũng có một lý do triết học rằng các phi công hàng không có thể đã mất niềm tin vào Boeing. Trước đây, nhiều người từng nói: "Nếu đó không phải là một chiếc Boeing thì tôi sẽ không sử dụng". Đó là một sự chứng thực rõ ràng về chất lượng sản phẩm và độ an toàn. Tuy nhiên với MCAS, Boeing đã ra khỏi vùng an toàn bằng cách thiết kế một hệ thống tự động lấy quyền kiểm soát từ các phi công. Ông Abend nói rằng cá nhân ông, sau 34 năm chỉ bay máy bay Boeing bỗng thấy thất vọng vì tiết lộ này.

Liệu các phi công có thể lấy lại niềm tin vào Boeing, và cụ thể hơn là 737 MAX? Có thể một ngày nào đó trong tương lai. Ở hiện tại, hầu hết các phi công sẽ lựa chọn không leo lên buồng lái cho đến khi họ hoàn toàn cảm thấy rằng máy bay của họ an toàn cho các hành khách. Quyết tâm này cũng kiên định với bất kỳ loại máy bay nào khác.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)

Tin nổi bật