Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các "ông hoàng" mạng xã hội khắc phục sự cố "sập" hệ thống trong bao lâu?

(DS&PL) -

Việc “sập” các trang mạng xã hội không phải là hiếm xảy ra. Facebook, Twitter hay Instagram cũng từng “khốn đốn” với các sự cố liên quan tới kỹ thuật, đường truyền.

Việc “sập” các trang mạng xã hội không phải là hiếm xảy ra. Facebook, Twitter hay Instagram cũng từng “khốn đốn” với các sự cố liên quan tới kỹ thuật, đường truyền,...

Hàng loạt các dịch vụ do VNG cung cấp đồng loạt gặp vấn đề. 

Sáng ngày 23/9, nhiều người dùng cho biết họ không thể truy cập bất cứ trang web, dịch vụ hay ứng dụng nào của do tập đoàn VNG cung cấp. Trong số này, có cả những dịch vụ trực tuyến, ứng dụng có rất đông người sử dụng tại Việt Nam, tiêu biểu là Zalo.

Theo thống kế của Googe Trend ngày chủ nhật 23/9, trong top 5 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất xuất hiện cái tên “Zalo” cùng với “U19 Việt Nam”, “PUBG Game Mobile”, “Isaac” và “Trường Giang Nhã Phương”.

Trong đó, "Zalo" bất ngờ leo lên vị trí số 1 về tìm kiếm do liên quan đến sự cố trục trặc kết nối xảy ra từ buổi trưa cùng ngày. Google Trend ghi nhận có trên 200.000 lượt tìm kiếm về từ khóa này.

VNG cho biết do Datacenter không hoạt động, VNG sẽ khắc phục sự cố trước 14h. Nhưng tới nay vẫn chưa xong. Một chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng, khả năng cao hệ thống của VNG đã bị hack nên mới mất nhiều thời gian khắc phục. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng vẫn nên chờ thông báo chính thức từ VNG.

Việc “sập” các trang mạng xã hội không phải là hiếm xảy ra, tiêu biểu như Facebook, Twitter, Instagram hay Skype cũng từng “khốn đốn” với các sự cố liên quan tới kỹ thuật, đường truyền, khiến hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ người dùng phải than trời.

Facebook

Facebook cũng nhiều lần bị sập.

Năm 2017 mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook (với hơn 2 tỷ người dùng) đã bị sập tới 3 lần, gây bất tiện cho người sử dụng trên toàn thế giới.

Lần đầu tiên vào ngày 9/5/2017, sự cố kéo dài trong khoảng 30 phút người và phát ngôn của Facebook thông báo nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật. 

Lần thứ 2, sự cố xảy ra vào ngày 26/8 và các thành viên không thể truy cập trong khoảng một tiếng đồng hồ.

Lần thứ 3 rơi vào khoảng 22h30 ngày 11/10, và sự cố kéo dài gần 80 phút.

Đến năm 2018, Facebook vẫn tiếp tục gặp các sự cố tương tự liên quan đến đường truyền, gây ra các vụ sập mạng vào ngày 3/8, ngày 4/9, và cũng được khắc phục nhanh trong khoảng 20-40 phút.  

Tình trạng Facebook hoạt động không ổn định khiến nhiều người dùng kêu ca. Một số thành viên cho rằng mỗi lần Facebook gặp sự cố là "thuốc thử" cho thấy người dùng ngày càng phụ thuộc nhiều vào mạng xã hội

Twitter

Năm 2017, mạng xã hội Twitter cũng từng gặp sự cố và đã bị sập mạng trên toàn thế giới trong hơn 2 giờ đồng hồ.

Tháng 4/2017, Twitter đối mặt với sự cố nghiêm trọng nhất kể từ khi đi vào hoạt động năm 2006, mạng xã hội này bị sập trong vài giờ đồng hồ, ảnh hưởng tới hơn 500 triệu người dùng

Tuy không phải là mạng xã hội có nhiều người dùng nhất, nhưng đây lại là trang mạng xã hội ưa thích của nhiều chính trị gia, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump thường xuyên dùng Twitter để thông báo về lịch trình công tác hay những quyết sách quan trọng của đất nước.

Ngoài 2 “ông hoàng” kể trên, mạng xã hội Instagram và Skype cũng từng bị sập do các sự cố liên quan tới kỹ thuật nhưng chỉ kéo dài trong khoảng 10-30 phút.

Sập Instargam. 

Quay trở lại với sự cố của Zalo ngày hôm nay, chia sẻ với báo chí, chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc cho rằng, việc xảy ra sự cố tại trung tâm dữ liệu do mất điện là điều "khó chấp nhận". Bởi điện, mạng, hệ thống làm mát là ba điều căn bản của trung tâm dữ liệu và là lý do để khách hàng tới sử dụng dịch vụ thay vì đặt máy chủ tại nhà. 

Theo đó, thời gian bảo trì, khắc phục các sự cố như mất điện thể hiện khả năng và chất lượng của các trung tâm. Nếu downtime một phút là chuyện bình thường, 5 phút là sự cố lớn còn 30 phút tới một tiếng... là khó chấp nhận được.

Được biết, Zalo chính thức ra mắt tại Việt Nam vào tháng 12/2012 và sau khoảng thời gian 5 năm 5 tháng ứng dụng OTT này vừa đạt mốc 100 triệu người dùng trên toàn cầu.

Kể từ khi ra mắt đến thời điểm hiện tại Zalo không còn đơn thuần là một ứng dụng chỉ để liên lạc, mà còn được sử dụng trong các cơ quan Nhà nước để giải quyết các thủ tục hành chính. Đã có hơn 20 tỉnh thành gồm Đà Nẵng, Đồng Nai, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Thái Bình... chọn Zalo để giải quyết các thủ tục hành chính và tương tác với người dân, tính đến tháng 5/2018

Ngoài ra, người dùng có thể mua sắm hàng hóa trên Zalo, tra cứu xe bus để đi lại, mua vé máy bay, cập nhật các thông tin y tế, đặt lịch khám, thanh toán điện nước…

Hiện tại, mỗi ngày ứng dụng giúp người dùng gửi nhận khoảng 900 triệu tin nhắn, 50 triệu phút gọi, 45 triệu hình ảnh. Ngoài lãnh thổ Việt Nam, Zalo cũng đang được người dùng khắp thế giới dùng để liên lạc và tháng 6/2016 Zalo đã phát hành phiên bản riêng cho thị trường Myanmar và thu hút 2 triệu người dùng chỉ sau 4 tháng.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật