Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các nền kinh tế APEC: Định nghĩa, sứ mệnh và quy mô phát triển

(DS&PL) -

Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 29 sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11 và đây là lần thứ 2 Việt Nam tổ chức hội nghị này, lần đầu vào 2006 tại thủ đô Hà Nội.

Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 29 sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11 và đây là lần thứ 2 Việt Nam tổ chức hội nghị này, lần đầu vào 2006 tại thủ đô Hà Nội.

APEC là gì?

Là một hiệp hội chuyên về hợp tác và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia vành đai Thái Bình Dương, tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) nhằm xóa bỏ thuế quan thương mại và những trở ngại khác trong khu vực. Tổ chức này được thành lập năm 1989, bao gồm 21 nền kinh tế thành viên. Trụ sở của APEC nằm ở Singapore.

Các thành viên của APEC hiện tại là Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Cộng hòa Phillipines, Liên bang Nga, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.

Các nền kinh tế thành viên APEC. Ảnh: Getty

Sứ mệnh của APEC

APEC là diễn đàn kinh tế hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu chính của hiệp hội là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng trong khu vực.

Các nền kinh tế thành viên thống nhất nỗ lực xây dựng một cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dương năng động và hài hòa bằng cách thúc đẩy thương mại, đầu tư tự do, cởi mở, đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực, khuyến khích hợp tác về kinh tế và kỹ thuật, tăng cường an ninh cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bền vững. Các sáng kiến của hiệp hội luôn được định hướng để biến mục tiêu chính sách thành các kết quả cụ thể và những thỏa thuận cụ thể thành lợi ích hữu hình.

Quy mô APEC

APEC bao gồm 21 nền kinh tế thành viên đại diện, có khoảng 2,8 tỷ người và chiếm 59% GDP và 49% thương mại toàn thế giới vào năm 2015.

APEC thúc đẩy phát triển, tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, liên tục giảm mức thuế quan trong suốt 20 năm qua. Ảnh: apec.org

GDP của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã tăng từ 16 nghìn tỷ USD năm 1989 lên 20 nghìn tỷ USD vào năm 2015. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của người dân các nền kinh tế thành viên tăng trung bình 74%, hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo và tạo ra một tầng lớp trung lưu đang phát triển trong hơn 2 thập niên qua.

APEC đã đưa các quốc gia trong khu vực đến gần nhau hơn, giảm bớt rào cản thương mại và làm dịu những khác biệt trong các quy định từ đó thúc đẩy thương mại, tăng cường thịnh vượng. Mức thuế trung bình đã giảm từ 17% năm 1989 xuống còn 5,2% vào năm 2012. Trong khoảng thời gian đó, tổng giá trị thương mại của APEC tăng gấp 7 lần so với các nước khác trên thế giới.

Hội nghị APEC

Hội nghị APEC 2017 được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Getty

Hội nghị APEC là một trong số ít sự kiện quốc tế thường niên mà nguyên thủ các nền kinh tế thường xuyên tham dự. Năm 1993, Hội nghị đầu tiên của các nhà Lãnh đạo APEC được tổ chức tại đảo Blake, bang Washington, Mỹ. APEC 1995 được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản. Đến năm 1996, APEC được Philippines tổ chức thành công tại Thủ đô Manila. Năm 1997, APEC được tổ chức tại Vancouver, Canada.

Kể từ năm 1998 đến năm 2005, Diễn đàn APEC được lần lượt tổ chức ở Malaysia, New Zealand, Brunei, Trung Quốc, Mexico, Thái Lan, Chile và Hàn Quốc.

Đến năm 2006. Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn APEC 14 tại thủ đô Hà Nội.

Các năm sau đó, từ năm 2007 đến năm 2016, Diễn đàn APEC lần lượt được luân phiên tổ chức tại Australia, Peru, Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Bali, Indonesia, Trung Quốc, Philippines và trở lại Lima, Peru vào năm 2016.

Hội nghị APEC năm 2017 một lần nữa được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề “Cùng tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”.

(Theo apec.org)

Tin nổi bật