Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các hiệp hội taxi “cầu cứu” Bộ GTVT vì bị đối xử bất công so với Grab, Uber

(DS&PL) -

Các hiệp hội taxi đã có văn bản gửi Bộ GTVT cho rằng đã có nhiều bất cập, bất công về chính sách giữa taxi truyền thống và loại hình xe hợp đồng điện tử như Uber và Grab.

Các hiệp hội taxi đã có văn bản gửi Bộ GTVT cho rằng đã có nhiều bất cập, bất công về chính sách giữa taxi truyền thống và loại hình xe hợp đồng điện tử như Uber và Grab.

Ngày 17/1, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TP.HCM cho biết, hiệp hội vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có giải pháp nhằm “cứu vãn” các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực taxi trên địa bàn thành phố cũng như cả nước.

Theo ông Tạ Long Hỷ, sau 2 năm thí điểm theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT, loại hình xe hợp đồng điện tử từ 9 chỗ ngồi trở xuống đã bộc lộ nhiều bất công đối với các doanh nghiệp kinh doanh taxi. Về bản chất loại hình taxi truyền thống và hợp đồng điện tử hoạt động giống nhau nhưng Bộ GTVT đang tạo ra “cơ chế thương mại độc quyền cho loại hình đang thí điểm”, trong đó chủ yếu là Uber và Grab.

Chủ tịch hiệp hội taxi TP.HCM cho rằng, việc thí điểm loại hình xe hợp đồng điện tử từ 9 chỗ trở xuống đang bị buông lỏng, không hạn chế số lượng. Vì vậy, chỉ sau 2 năm cả nước đã có trên 50.000 xe được Uber, Grab quy nạp vào mạng lưới.

Các hiệp hội taxi đề xuất trên nóc xe Uber, Grab phải gắn hộp đèn như taxi truyền thống. Ảnh: Zing.vn

Khó khăn cho doanh nghiệp taxi truyền thống khi hầu hết xe hoạt động Uber và Grab đều không có đèn mui, không có đặc điểm nhận dạng thương hiệu, không dán logo, riêng phù hiệu có xe dán xe không … Trên thực tế các địa phương chỉ có thể quy hoạch đối với taxi truyền thống trong khi không thể kiểm soát và quy hoạch đối với xe hợp đồng điện tử.

Bên cạnh đó, ông Hỷ còn cho hay, việc cơ quan quản lý coi loại hình đang thí điểm này như taxi thì ngành thuế không gặp nhiều lúng túng trong việc thu thuế, dễ dẫn tới thất thu ngân sách.

Trước thực trạng trên, Hiệp hội taxi TP.HCM đề nghị Bộ GTVT xem lại chính sách đối với hoạt động của loại hình xe hợp đồng điện tử từ 9 chỗ trở xuống đã hết thời gian thí điểm.

Trước đó, ngày 9/1/2018, 3 hiệp hội taxi Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM cũng đã có văn bản gửi Bộ GTVT kiến nghị đơn vị này dừng thí điểm loại hình xe hợp đồng điện tử từ 9 chỗ trở xuống trong thời gian chờ Nghị định 86/2014/NĐ-CP sửa đổi.

Văn bản kiến nghị của hiệp hội taxi cả 3 miền cùng cho rằng ngày 29/12/2017, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có công văn gửi Thủ tướng, với nội dung và đề xuất đi ngược lại tinh thần chỉ đạo trước đó. Bộ vẫn bảo vệ quan điểm là xe hợp đồng điện tử được lồng ghép vào xe hợp đồng. Trong dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 86 thì kiến nghị hợp thức hóa việc triển khai Grab, Uber tại một số tỉnh, thành phố ngoài phạm vi 5 địa phương thí điểm.

Ba hiệp hội taxi đưa ra nhiều kiến nghị tới Bộ GTVT, trong đó kiến nghị chỉ đạo các địa phương thực hiện thí điểm dừng cấp mới phù hiệu xe hợp đồng cho các phương tiện tham gia, để rút kinh nghiệm về công tác quản lý. Bộ GTVT cũng cần ban hành ngay quy định về việc nhận diện đối với các phương tiện tham gia thí điểm.

Việc nhận diện này, theo đề xuất của các hiệp hội là trên nóc xe hợp đồng phải gắn hộp đèn đơn vị vận tải giống như taxi.

Nhân Văn (T/h)

Tin nổi bật