Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bức xúc chuyện phụ huynh phải đóng tiền nếu muốn tra điểm thi của con

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Việc nhà trường bắt phụ huynh phải trả phí dùng ứng dụng tra cứu nếu muốn biết điểm thi của con đã nhận về nhiều chỉ trích.

VietNamNet dẫn thông tin trên NetEase cho hay, sự việc gây xôn xao dư luận xảy ra tại Trường Trung học cơ sở Thực nghiệm huyện Ân Dương (TP.Bà Trung, Tứ Xuyên, Trung Quốc).

Theo đó, nếu muốn biết điểm thi của con thì các phụ huynh sẽ phải đóng tiền sử dụng ứng dụng “Điểm tốt”, với mức phí 30 NDT (hơn 100.000 đồng) mỗi kỳ. Được biết, ứng dụng này là phần mềm tra cứu điểm thi và lỗi sai trong bài của học sinh. Sau khi phụ huynh nộp tiền, phần mềm được tự động cài vào điện thoại để họ có thể tra cứu điểm thi của con. 

Căn cứ vào quy định do Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành, các trường phải tạo điều kiện cho học sinh và phụ huynh dễ dàng biết điểm thi, xếp loại học lực, thứ hạng và các thông tin liên quan khác. Tuy nhiên, nhà trường không được công khai những thông tin này trên mạng, nếu chưa được sự đồng ý của học sinh và phụ huynh. 

Việc Trường Trung học cơ sở Thực nghiệm huyện Ân Dương thu phí tra cứu điểm thi là vi phạm quy định của Bộ Giáo dục Trung Quốc. Mọi thông tin liên quan đến học sinh trường không được phép biến thành các dịch vụ buộc phụ huynh phải trả phí. Do đó, hành vi thu phí tùy tiện của nhà trường đã bị nhiều người chỉ trích.

Các phụ huynh được yêu cầu đóng tiền sử dụng ứng dụng “Điểm tốt” nếu muốn biết điểm thi của con. Ảnh minh họa

Một phụ huynh nêu ý kiến: "Tại sao bố mẹ muốn biết điểm thi của con phải đóng tiền mua app? Đây là yêu cầu vô lý của nhà trường".

Trong khi đó, một phụ huynh khác nói ủng hộ nhà trường bảo mật thông tin cá nhân, tôn trọng quyền riêng tư về điểm số để giảm tải áp lực học tập và sự so sánh cho học sinh thông qua app tra điểm. Thế nhưng, việc trường lợi dụng điều này để ép phụ huynh đóng tiền là hành động sai trái, cần lên án.

Có người lại bày tỏ, ngay cả khi ứng dụng này được sử dụng, nhà trường sẽ phải mua, thay vì để đơn vị vận hành kinh doanh thương mại làm việc trực tiếp với phụ huynh. Việc hiểu sai lệch quy định không công khai điểm thi của Bộ Giáo dục đã tạo cơ hội cho việc cung cấp dịch vụ trả phí vô lý đang tồn tại trong phạm vi trường học. 

Trước những ý kiến trái chiều, đại diện phòng giáo dục huyện Ân Dương xác nhận sự việc. Theo quy định của Bộ Giáo dục Trung Quốc, các trường học không được ép hoặc gợi ý cho phụ huynh, học sinh mua phần mềm và tài liệu hỗ trợ học tập.

Đối mặt với sai phạm trên, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Thực nghiệm huyện Ân Dương bị kỷ luật. Cùng với đó, đại diện phòng giáo dục địa phương cho biết đã yêu cầu nhà trường chấm dứt hợp đồng với công ty app “Điểm tốt” và hoàn trả toàn bộ chi phí cho phụ huynh. 

Trước đó, hồi năm 2019, Trường mầm non Jingshi Tongdi ở Đại Lệ (Thiểm Tây, Trung Quốc) cũng khiến phụ huynh phẫn nộ khi bắt trẻ ăn cơm trong nhà vệ sinh.

Cụ thể, theo Huashang Daily, Phòng giáo dục huyện Đại Lệ đã mở một cuộc điều tra trường mầm non này, sau khi các phụ huynh khiếu nại rằng con họ bị bắt phải mang bát cơm vào nhà vệ sinh ăn nếu không ăn xong theo thời gian quy định.

Hình ảnh Trường mầm non Jingshi Tongdi và cảnh các bé đang ăn.

Một phụ huynh họ Lý kể, chị nghĩ con gái bị cảm khi nghe cô bé nói đau họng. Tuy nhiên, qua kiểm tra, các bác sĩ nói rằng con gái chị có thể đã bị tổn thương ở cổ họng vì ăn quá nhanh, khuyến nghị phải cho cô bé ăn chậm lại.

“Con bé kể rằng nó phải ăn nhanh, vì nếu ăn chậm sẽ bị giáo viên bắt vào nhà vệ sinh ăn cơm. Con bé cho biết đã vài lần bị bắt vào nhà vệ sinh ăn như vậy. Đây có thể là nguyên nhân khiến cổ họng con bé bị đau", chị Lý chia sẻ.

Chị Lý đã liên hệ với các phụ huynh khác và con của các phụ huynh này cũng kể lại chuyện tương tự. Theo phụ huynh họ Zhang, con của chị thường bị ép ăn trong nhà vệ sinh, đôi khi đến 3 lần một ngày.

Trong một video được phụ huynh cung cấp hôm 9/10/2019, một đứa trẻ kể rằng nếu ăn chậm thì các học sinh phải vào nhà vệ sinh ăn cho xong rồi mới được ra. Vì ăn chậm, đứa trẻ này phải ăn cả bữa sáng, bữa trưa và bữa chiều trong nhà vệ sinh.

XEM THÊM: Sự thật đằng sau bữa cơm bán trú của học sinh lớp 5 chỉ có cơm trắng và đậu phụ ở Nghệ An

Sau khi biết chuyện, một số phụ huynh đã tới thẳng trường mầm non trên để đối chất với hiệu trưởng. Từ camera an ninh, họ nhìn thấy cảnh vài học sinh phải vào nhà vệ sinh trong khi tay cầm bát cơm và một số khác đi ra khỏi đó sau khi ăn cơm xong.

Trường mầm non Jingshi Tongdi thừa nhận có hình phạt như vậy. Ban quản lý đã lên tiếng xin lỗi và cam kết cải thiện công tác quản lý.

Theo nhận định của chuyên gia tâm lý Jia Yu - thành viên Hiệp hội nghiên cứu giáo dục gia đình tỉnh Thiểm Tây, việc bắt trẻ em vào nhà vệ sinh ăn cơm vì ăn chậm là không thể chấp nhận. Vị chuyên gia cho rằng, cách làm như vậy sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới tâm lý trẻ em.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật