Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bơm thêm 50.000 tỷ đồng: Doanh nghiệp vẫn chưa thấy khả quan

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc tăng thêm gói tín dụng 50.000 tỷ vẫn chưa giúp thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu khả quan.

(ĐSPL) - Trong khi gói 30.000 tỷ giải ngân mới được gần 4\%, lại tiếp tục bơm thêm gói tín dụng 50.000 tỷ. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc tăng thêm gói tín dụng mới lớn hơn, vẫn chưa giúp thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu khả quan.
>> Gói 50.000 tỷ: Chỉ là chiêu “đánh động” thị trường?
>> Sẽ có gói tín dụng 50.000 tỷ đồng "cứu" bất động sản?
>> 50.000 tỷ tín dụng vẫn không dễ làm bật lên thị trường BĐS
Thị trường bất động sản, được đánh giá là có nhiều dấu hiệu khởi sắc trong đầu năm 2014 nhưng hiện nay, hàng tồn kho vẫn đang rất cao khoảng 92.690 tỷ đồng. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc khơi thông để kích cầu cũng như giải phóng hàng tồn kho bất động sản vẫn còn là thách thức lớn.
Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước đưa ra, dành cho người thu nhập thấp, được coi là rất khả quan nhưng sau gần một năm triển khai, chỉ giải ngân được 3,56\%, nghĩa là, hiện trạng của thị trường vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc.
Vậy, gói 50.000 tỷ vừa công bố ngày 25/3, với sự liên kết của 10 ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Xây dựng (VNCB), ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông (MDB), ngân hàng Bưu điện Liên ViệtLien (VietPostBank) và ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) liệu có thực sự làm tan băng của thị trường bất động sản?
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc tung thêm gói 50.000 tỷ chỉ là chiêu đánh động, chưa thể thay đổi được cục diện thực tế của thị trường vì “không thể cứu bất động sản bằng tiền” mà phải bằng các chính sách hỗ trợ dễ thở hơn, giảm đi một số các thủ tục, giải quyết các đơn xin và cho doanh nghiệp thực hiện các căn hộ nhỏ, phân khúc giá rẻ phù hợp với khả năng của người dân mới giúp thị trường dần hồi phục trở lại.
Thực chất gói tín dụng 50.000 tỷ cứu bất động sản, chỉ là gói tín dụng bình thường, giống như những gói tín dụng đã được một số các ngân hàng đã đưa ra thời gian qua.
Theo ông Tạ Xuân Phú - Giám đốc điều hành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Xuất nhập khẩu Hà Lâm: “Việc bơm thêm 30.000 tỷ hay 50.000 tỷ cũng không khác nhau là mấy, vì phải xem chính sách hỗ trợ có đến được tay người dân hay không. Bơm thêm tiền, về bản chất là tốt nhưng để thực sự hiệu quả thì chính sách giải quyết phải được đưa ra như thế nào, vì số tiền đó đâu phải của người dân, thích là lấy ra một cục mua nhà được mà phải xem qua các khâu giải ngân. Ý tôi là, ở đây chính sách mới thực sự quan trọng, giúp giải quyết tình hình bất động sản hiện nay”.
Ông Phú còn đưa ra một khía cạnh khác cần lưu ý, nếu vốn rơi vào tay các nhà bất động sản, họ dùng nguồn vốn rẻ nhưng chưa chắc đã làm ra sản phẩm giá rẻ bán cho người cần, mà nguồn vốn đó sẽ rơi rớt, hao phí qua những khâu khác, không đảm bảo mục đích của gói tín dụng đưa ra.
Cũng cùng quan điểm trên, ông Lưu Phúc Lộc - Giám đốc Thiết kế, công ty Cổ phần thiết kế Kiến trúc Đồng Gia cho rằng: “Nói một cách thẳng thắn, gói hỗ trợ 30.000 tỷ cứu bất động sản đã “thất bại” rồi. Đến gói 50.000 tỷ cũng chưa chắc đã khả quan, theo tôi, nguyên nhân thất bại là do chính sách cho vay. Người dân đi vay tiền mua nhà mà yêu cầu họ thể chấp bằng một tài sản khác, nếu đã có tài sản rồi thì làm gì cần đi vay mua nhà giá thấp nữa. Muốn giải ngân thì các thủ tục cho vay cần hợp lý và đơn giản hơn mới khả quan được”. Theo ông Lộc, hiện có một số dự án có cơ chế khá linh hoạt cho người dân cần nhà, như dự án Dương Nội “Dùng chính căn nhà mua để thế chấp nó sẽ hợp lý hơn”.
Việc bơm thêm 50.000 tỷ, được coi là động thái tích cực giúp thị trường bất động sản vượt qua gia đoạn khó khăn, nhưng những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, người dân có nhu cầu mua nhà, như điều kiện cho vay, lãi suất, thời gian vay cụ thể lại chưa có câu trả lời cụ thể.
Trong buổi họp báo, vào chiều ngày 25/3, Ông Phan Thành Mai - Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng, cho biết, gói 30.000 tỷ đồng là gói vay ưu đãi dành cho người thu nhập thấp, còn gói 50.000 tỷ đồng là gói tín dụng thương mại hoàn toàn bình thường, vì vậy việc tiếp cận được vốn vay trong chương trình hay không là tùy thuộc vào tính khả thi của dự án và thẩm định của ngân hàng.
Như vậy, thực chất gói 50.000 tỷ cứu bất động sản, chỉ là gói tín dụng bình thường, giống như những gói tín dụng đã được một số các ngân hàng đã đưa ra thời gian qua.
Điểm khác của gói tín dụng này với các ngân hàng khác là, thay vì thực hiện bởi một ngân hàng độc lập lại phụ thuộc vào chuỗi liên kết 4 nhà, là các chủ đầu tư thông qua các dự án, từ đó ngân hàng mới có quyết định cung cấp tín dụng hay không.

Tin nổi bật