(ĐSPL) - Cùng nhóm bạn đến hồ đá ở khu làng Đại học Quốc gia TP HCM (TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương) chơi, một nam thanh niên khi bơi xuống không may bị đuối nước, tử vong.
Tin tức trên báo VnExpress cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 13h ngày 31/10. Thời điểm này, nhóm 4 công nhân đến hồ ở khu làng Đại học Quốc gia TP HCM, ở phường Đông Hòa, TX Dĩ An (Bình Dương) chơi.
Trong đó có một người là nữ bơi ra mỏm đá rộng khoảng 10m2 ở giữa hồ, cách bờ 100m. Sau đó, một nam thanh niên khác cũng bơi ra chơi thì không may bị nước cuốn, mất tích.
Thấy vậy, 2 người bạn trong nhóm cùng đi đã nhảy xuống cứu nhưng bất thành.
Khu vực hồ đá thường xuyên xảy ra đuối nước. Ảnh: VnExpress. |
Báo Thanh niên đưa tin, khoảng 15h30 cùng ngày, hàng chục chiến sĩ Cảnh sát PCCC Bình Dương đã được huy động đến hiện trường vụ tai nạn, tổ chức cứu hộ người mất tích và 3 người bị mắc kẹt.
Đến 16h10 ngày 31/10, thi thể nam thanh niên đã được lực lượng chức năng tìm thấy. Danh tính nạn nhân được xác định là Lý Trí T., trú phường Phước Long B, quận 9 (TP HCM).
Lực lượng người nhái được huy động để tìm kiếm người mất tích và cứu hộ nạn nhân bị kẹt lại trên hồ. Ảnh: Thanh niên. |
Được biết, khu vực hồ đá được xem là "hồ tử thần", ở đây từng xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người khi các sinh viên, người dân đến tắm hoặc chụp ảnh.
1. Khoản 1 Điều 102 bộ luật hình sự Khoản 1 Điều 102 quy định: “1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. – Điều kiện để cứu một người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là khả năng thực tế có thể cứu giúp người sắp chết. Khả năng này là do người đó rèn luyện, do bản năng hay tính chất nghề nghiệp chuyên môn như công an, bác sỹ… Tuy nhiên khi xem xét một vụ việc cụ thể phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của vụ việc chứ không chỉ căn cứ vào khả năng của người cứu giúp. Ví dụ, một bác sỹ phẫu thuật đang đi du lịch cùng gia đình gặp một người bị tai nạn cần phải mổ gấp mới cứu sống được, mặc dù người bác sỹ đó đã tìm mọi cách những do không có dụng cụ mổ nên người đó bị chết…trong trường hợp này, người bác sỹ không phải là tội phạm. – Người phạm tội phải là người không có hành động cứu giúp nào thì mới coi là phạm tội. Nếu đã có hành động nhưng vẫn không cứu được người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì cũng không bị coi là tội phạm. Ví dụ, một người thấy người khác đang sắp chết đuối dưới sông, tuy người đó biết bơi những do vừa đi mổ về nên sức khỏe còn yếu không xuống nước cứu trực tiếp được; người này hô hoán những người xung quanh cứu giúp. Do mất nhiều thời gian nên nạn nhân chết đuối. Khi đó người nhìn thấy nạn nhân vẫn không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, lưu ý là nếu đang có hành động cứu giúp mà tự ý chấm dứt hành động cứu giúp để nạn nhân chết thì vẫn coi là phạm tội. – Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý: người phạm tội biết rõ nếu không cứu giúp thì nạn nhân sẽ chết và biết rõ mình có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp. Tuy nhiên nếu do nhận thức chủ quan không rõ ràng tình trạng của nạn nhân thì không bị coi là tội phạm. Ví dụ, B bị tai nạn chấn thương ở đầu, anh A cứu giúp băng bó vết thương, B dần tỉnh lại, nghĩ B không còn nguy hiểm đến tính mạng nên A đưa B về nhà nghỉ ngơi, tuy nhiên sau đó B chết..trong trường hợp này, A không bị coi là tội phạm. – Trong cấu thành hành vi thì nạn nhân phải bị chết thì hành vi không cứu giúp mới cấu thành tội phạm. Người không được cứu giúp phải chết thì người không cứu mới phạm tội. Nếu trước đó có người cố ý không cứu giúp, nhưng sau đó được người khác cứu nên nạn nhân không chết thì hành vi cố ý không cứu giúp trước đó không cấu thành tội này. |
BẢO KHÁNH (Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]v7JB1B1XLi[/mecloud]