Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Y tế phê duyệt 2 loại vaccine ngừa COVID-19 tiêm cho trẻ em

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Bộ Y tế vừa cấp phép cho 2 loại vaccine ngừa COVID-19 tiêm cho trẻ em, là Pfizer mà Moderna của Mỹ.

Theo Sức khỏe & Đời sống, vào sáng ngày 29/10, bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với bộ Y tế tổ chức Hội thảo tuyên truyền nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính Phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP.

Thông tin tại hội thảo này, Thứ trưởng bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Việt Nam đã tiếp cận được 107 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, hiện đã tiêm hơn 78 triệu liều. Số vaccine về đến Việt Nam đã được phân bổ cho các địa phương.

"Việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 tuy tích cực nhưng số lượng về chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là vaccine cho trẻ em", Thứ trưởng bộ Y tế nói.

Pfizer và Moderna của Mỹ là 2 loại vaccine ngừa COVID-19 tiêm cho trẻ em vừa được bộ Y tế cấp phép. Ảnh minh họa

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Hội đồng chuyên môn của bộ Y tế đã họp quyết định tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em theo lộ trình ở những khu vực nguy cơ cao.

Hiện, mới có 2 loại vaccine ngừa COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna của Mỹ. Tuy nhiện, Việt Nam hiện chỉ có một loại vaccine ngừa COVID-19 tiêm cho trẻ em là Pfizer.

Thứ trưởng bộ Y tế cho biết trước mắt đang triển khai ưu tiên tiêm nhóm 16 – 17 tuổi. Nhiều địa phương hiện đã xây dựng kế hoạch và rà soát đối tượng tiêm.

“Bộ Y tế đã giao cho Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương chiều nay tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ y tế các tuyến triển khai tiêm chủng vaccine cho trẻ em tại 63 tỉnh thành. Việc tiêm cho trẻ chủ yếu thực hiện ở các trường học, tiếp theo là ở các trạm y tế, các trung tâm y tế và các bệnh viện (với trẻ có bệnh nền, béo phì)… làm sao để công tác tổ chức tiêm chủng vừa nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời đảm bảo an toàn”, Tiền Phong dẫn lời Thứ trưởng bộ Y tế cho hay.

Việc tiêm vaccine cho trẻ chủ yếu thực hiện ở các trường học, sau đó là tại các trạm y tế, các trung tâm y tế và và các bệnh viện (với trẻ có bệnh nền, béo phì)… làm sao để công tác tổ chức tiêm chủng vừa nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời đảm bảo an toàn.

Trong khi đó, Việt Nam hiện cũng đang tích cực nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước và chuyển giao công nghệ. Nanocovax là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Việt Nam đang thử nghiệm giai đoạn 3.

Lãnh đạo bộ Y tế thông tin, hiện tình hình chung về vaccine trên thế giới rất khó khăn, Lãnh đạo nhà nước đã tíc cực đàm phán, ngoại giao vaccine để có thể sớm có được nguồn vaccine tiêm cho người dân.

Về vấn đề xét nghiệm người về từ vùng dịch, Thứ trưởng cho biết, trong thời gian qua một số lượng lớn người dân đã di chuyển từ các địa phương có số mắc cao, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh; một số địa phương nơi người dân trở về đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng, với những chùm nhiều ca mắc trong ngày nên Bộ đã có bổ sung yêu cầu tiếp tục theo dõi sức khoẻ tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao nhất là những điểm có người về từ TP.HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương và các địa bàn dịch COVID-19 cấp độ 3, 4.... Được biết, tính tới sáng ngày 29/10, 40/63 tỉnh thành trên cả nước đã cập nhật đánh giá cấp độ dịch.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật