Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVN không còn độc quyền trong trong khâu mua buôn điện

(DS&PL) -

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không còn giữ vai trò độc quyền trong khâu mua buôn điện.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không còn giữ vai trò độc quyền trong khâu mua buôn điện, thay vào đó có thêm 5 tổng công ty điện lực tham gia mua điện trên thị trường điện, cũng như trực tiếp ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện.

Sáng 7/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì phiên giải trình về "thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội".

Tại phiên giải trình, nhiều Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi lộ trình phát triển thị trường bán buôn điện "liệu có đảm bảo đúng kế hoạch, yêu cầu đặt ra; có xóa bỏ được vai trò độc quyền của EVN?".

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh giải trình ngày 7/9 về phát triển điện lực đến 2030. Ảnh: VnExpress

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, thị trường điện lực cạnh tranh phát triển qua 3 cấp độ: Phát điện cạnh tranh; bán buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh.

Trên cơ sở quy định tại Luật Điện lực, bộ Công thương đã đưa thị trường phát điện cạnh tranh vào vận hành trong giai đoạn từ năm 2012 đến hết năm 2018, vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ ngày 1/1/2019.

Kết quả là hiện nay, khâu phát điện và khâu mua buôn điện đã vận hành theo cơ chế thị trường, tạo môi trường minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh giữa các đơn vị phát điện.

Về cạnh tranh trong khâu phát điện, theo Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, số lượng các nhà máy điện tham gia thị trường điện đã tăng; nếu như năm 2012 mới chỉ có 32 nhà máy điện với tổng công suất là 9.200MW tham gia thị trường điện, đến nay đã tăng lên thành 100 nhà máy điện.

Về cạnh tranh khâu mua buôn điện, ông Trần Tuấn Anh khẳng định: "EVN không còn giữ vai trò độc quyền trong khâu mua buôn điện, thay vào đó có thêm 5 tổng công ty điện lực tham gia mua điện trên thị trường điện, cũng như trực tiếp ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện.

Sau khi Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận xét, thị trường bán buôn điện vận hành từ 1/1/2019 đã tạo sự cạnh tranh, giảm phí, hạn chế độc quyền của ngành điện và là cơ sở hình thành thị trường bán lẻ điện vài năm tới. Nhưng theo ông Hiển, so với yêu cầu một thị trường đầy đủ, giá cả được tính đúng, đủ, có lợi nhuận hợp lý, hạn chế bao cấp... hiện vẫn "chưa phản ánh đúng cung - cầu, tạo nguồn lực tích luỹ đầu tư phát triển thị trường điện".

"Giá mua điện chưa hấp dẫn, lợi tức đem lại thấp, khó có thể thu hút các nhà đầu tư. Nếu giá điện tính không hợp lý cả khâu mua và bán sẽ là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh năng lượng", ông Hiển nhận xét.

Ngoài ra, ông cho rằng cơ chế giá điện hiện thiếu tính đột phá, chậm thay đổi, chưa đưa ra tín hiệu định hướng đầu tư. Điều này dẫn tới việc một số lĩnh vực sản xuất được nước ngoài rót vốn vào Việt Nam đã lợi dụng giá điện thấp, nhân công rẻ... đưa nhiều loại thiết bị, công nghệ lạc hậu tốn năng lượng vào...

Tại phiên giải trình, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng nêu nguy cơ thiếu điện 5 năm tới.

Cụ thể, tổng công suất nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt gần 60%. Trong khi đó, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 2016-2030 có 116 dự án nguồn điện cần đầu tư và đưa vào vận hành. Tuy nhiên, thực tế hàng loạt dự án điện lớn không được thực hiện, chậm tiến độ. Chưa kể, chính sách với ngành điện còn thiếu đồng bộ, chậm đổi mới, nguồn lực đầu tư hạn chế, dàn trải.

Giai đoạn 2021-2030, do ảnh hưởng của Covid-19, nhu cầu phụ tải giai đoạn tới về cơ bản thấp hơn so với các kết quả dự báo trước đây. Nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2021-2030.

Năm 2025 dự kiến đạt khoảng 337,5 tỷ kWh và năm 2030 dự kiến đạt khoảng 478,1 tỷ kWh.

Ngoài ra, theo tính toán của Bộ Công Thương, điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 337,5 tỷ kWh và đạt hơn 478 tỷ kWh vào 2030. Do nhiều nguồn điện lớn chậm tiến độ nên để đảm bảo cân đối cung cầu điện từ 2021, ngoài tăng huy động từ năng lượng tái tạo sẽ phải tăng nhập khẩu điện từ Lào, Trung Quốc.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật