Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Trần Hồng Hà lý giải việc đổi đất lấy 4 cây cầu bắc qua sông Hồng

(DS&PL) -

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng việc Hà Nội đổi đất lấy 4 cây cầu là chủ trương đúng đắn, sẽ góp phần tạo ra 4 vùng phát triển mới.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, việc Hà Nội đổi đất lấy 4 cây cầu bắc qua sông hồng là chủ trương đúng đắn, sẽ góp phần tạo ra 4 vùng phát triển mới.

Báo Dân trí đưa tin, tại buổi họp báo chiều 20/9, trước những băn khoăn xung quanh việc Hà Nội dự kiến thực hiện chủ trương đổi đất lấy hạ tầng là 4 cây cầu bắc qua sông Hồng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng khi nguồn lực của đất nước, Chính phủ khó khăn thì huy động được hình thức BT như thế này sẽ có thêm nhiều công trình thành công, người dân cũng được hưởng lợi.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời tại cuộc họp báo chiều 20/9. Ảnh: báo Dân trí

“4 cây cầu sẽ tạo ra vùng phát triển mới. Như ở Đà Nẵng trước đây, có chỗ đất bán không ai mua nhưng khi làm cầu xong thì đất đã được nâng giá lên. Tất nhiên phải tính toán hài hoà lợi ích cho nhà đầu tư, người dân và nhà nước nữa. Câu chuyện nằm ở chỗ kiểm soát chặt chẽ các khâu và thời điểm định giá đất. Đây là chủ trương đúng đắn, bởi ở Hà Nội có thêm 4 cây cầu mới thì sẽ có 4 vùng phát triển mới và tôi tin rằng đất tăng giá cấp số nhân”- ông Hà nhìn nhận.

Báo Dân Việt thông tin thêm, cũng về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Tổng cục Đất đai cũng cho rằng: “Đổi đất lấy công trình là hình thức tốt, ngân sách thiếu, việc khai thác các quỹ đất xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa tích cực, rất tốt. Về cơ bản đóng góp nhiều cho sự phát triển”.

Nói thêm về hình thức đầu tư BT (xây dựng- chuyển giao) khi thực hiện 4 cây cầu này các nhà đầu tư sẽ được đổi đất thế nào, ông Đào Trung Chính phân tích thêm, hiện theo quy định của Luật đất đai, khi xây dựng xong công trình mới định giá cụ thể. Tuy nhiên, ngay từ đầu nhà đầu tư đã muốn biết sẽ được hoàn lại bao nhiêu đất?.

“Vấn đề này đang vướng, có thể khi tính toán có thể trả dư, phần dư ra nhà đầu tư phải nộp thêm tiền. Nếu trả thiếu thì được trả bù, phải thực hiện minh bạch”, ông Chính nói.

Theo báo Trí thức trẻ, được biết, đến nay có các nhà đầu tư lớn đăng ký tham gia đầu tư 4 cây cầu trị giá gần 2 tỷ USD bắc qua sông Hồng và sông Đuống gồm có Tập đoàn T&T, SunGroup, Him Lam, VinGroup… Các nhà đầu tư bỏ tiền ra làm công trình, thành phố sẽ thanh toán bằng quỹ đất 836ha. Quỹ đất này thuộc địa phận của 3 huyện: Đông Anh, Gia Lâm và Long Biên đều nằm ở khu vực phía Bắc Thủ đô.

Cụ thể quỹ đất này nằm rải rác tại các xã Đông Hội, Xuân Canh, Mai Lâm, Dục Tú (huyện Đông Anh); các xã Yên Thường, Yên Viên, Dương Xá, Đông Dư, Đình Xuyên (huyện Gia Lâm) và các phường Long Biên, Cự Khối (quận Long Biên)…

(Tổng hợp)

Tin nổi bật