Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Tài chính: Cần lộ trình để đảm bảo an toàn nợ công

(DS&PL) -

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận, trong bối cảnh nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn cần phải có lộ trình giảm dần bội chi, đảm bảo an toàn nợ công.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận, trong bối cảnh nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn cần phải có lộ trình giảm dần bội chi, đảm bảo an toàn nợ công.

Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng 16/11, đại biểu Nguyễn Tảo (Lâm Đồng) đặt câu hỏi: Qua nội dung báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ Kinh tế xã hội cho thấy, nợ công đã và đang là mối quan tâm của cử tri cả nước. Tình hình nợ công hiện nay sát trần hơn 60% GDP, rủi ro lớn do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn như huy động thuế, phí trên GDP giảm, trong khi Chính phủ vẫn đàm phán ký kết các khoản vay mới, điều này ảnh hưởng như thế nào trong kiểm soát chi tiêu nợ công thời gian tới.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận, trong bối cảnh nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn cần phải có lộ trình giảm dần bội chi, đảm bảo an toàn nợ công.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: VOV

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính đã có nghị quyết về tái cơ cấu ngân sách và đảm bảo an toàn nợ công bền vững, trình Quốc hội ban hành NQ25 về kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm, theo đó, giới hạn các chỉ tiêu an toàn nợ công (trần không quá 65%; nợ nước ngoài không quá 50%). Thời gian vừa qua đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ công. Hiện Quốc hội đang thảo luận và sẽ thông qua Luật nợ công sửa đổi và đã trình Thủ tướng.

"Như Quốc hội biết, từ 1/7/2017 chúng ta đã "tốt nghiệp" vay ODA, thời gian tới vay WB thì chủ yếu vay ưu đãi. Lúc này cần tập trung xây dựng vốn vay cho các dự án quan trọng. Ngoài ra cần xác định rõ mức bội chi ngân sách và lộ trình cắt giảm bội chi", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, năm nay bội chi 3,5%. 2018 là 3,8%. 2019 xuống 3,6% và 2020 xuống 3%. Chúng ta sẽ tiếp tục siết chặt bảo lãnh Chính phủ. Năm ngoái gần như Chính phủ không bảo lãnh thêm dự án nào, đặc biệt là dự án của doanh nghiệp. Có giải ngân các dự án đã bảo lãnh (trước). Hai ngân hàng chính sách, chỉ bảo lãnh cho phát hành ngang bằng số trả nợ, không phát hành số dư tăng thêm.

Một trong các giải pháp là có nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm nên trong điều hành cần kiên quyết nghị quyết này, đặc biệt các chỉ tiêu về bội chi liên quan nợ công.

Việc giải ngân vốn ODA vay ưu đãi, hiện cũng đang kiên quyết trong giới hạn Quốc hội thông qua. Đúng là có vấn đề phát sinh nhưng đến năm nay là năm thứ 2 và năm thứ 3 (2018) vẫn trong kế hoạch 300.000 tỷ theo số Quốc hội đã thông qua. Một việc nữa là chú ý cân đối trả nợ đúng hạn
Ngoài ra cần tăng cường minh bạch, hoàn thiện khung đấu thầu thanh tra. Thời gian vừa qua các ngành, thanh tra kiểm toán, kể cả tài chính, các cấp đã vào cuộc và xử lý được một bước.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật