Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ "nhận trách nhiệm" trước Quốc hội về thiếu sót để xảy ra gian lận thi cử năm 2018

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Sáng ngày 31/5, Quốc hội tiếp tục buổi làm việc cuối của phiên thảo luận kinh tế - xã hội, Chất lượng giáo dục đào tạo và gian lận trong thi cử

(ĐS&PL) Sáng ngày 31/5, Quốc hội tiếp tục buổi làm việc cuối của phiên thảo luận kinh tế - xã hội, Chất lượng giáo dục đào tạo và gian lận trong thi cử là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.

Bộ trưởng chính thức nhận trách nhiệm

Giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về lĩnh vực mình quản lý, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho biết việc đổi mới thi cử nhằm giảm tải cho học sinh, khắc phục tình trạng một năm phải trải qua 3 kỳ thi cho học sinh. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ , hàng năm Bộ GD-ĐT đã triển khai thực hiện nhằm giảm tải áp lực, tiến tới một kỳ thi minh bạch.

Tại phiên giải trình, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng đã "xin nhận trách nhiệm về những thiếu sót" khi để xảy ra tình trạng gian lận thi cử ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại một số địa phương.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, năm 2018 đã xảy ra tình trạng gian lận thi cử ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại một số địa phương như Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, đặc biệt là khâu chấm thi gây bức xúc dư luận xã hội. "Về phía trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, với tư cách là người đứng đầu ngành tôi xin nhận trách nhiệm về những thiếu sót" - ông Nhạ nói.

"Phần mềm thi trắc nhiệm đã có kẽ hở, công tác chấm thi chưa tốt, việc thanh kiểm tra còn thiếu sót chưa thực sự sâu sát. Công tác chọn cán bộ coi thi chưa tốt đã dẫn đến tiêu cực, có sự thông đồng để gian lận" - ông Phùng Xuân Nhạ giải trình. 

Kiên quyết xử lý, khắc phục...

Ông Phùng Xuân Nhạ cho biết ngay sau khi nhận được thông tin tiêu cực thì, Bộ GD-ĐT đã cử đoàn thanh kiểm tra, đồng thời phối hợp với Bộ Công an, ngoài ra Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo rất quyết liệt và yêu cầu xử lý nghiêm. "Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Công an để điều tra, xác minh. Và bước đầu đã kiên quyết xử lý, trả về địa phương những sinh viên đậu nhưng bằng kết quả gian lận" - ông Nhạ nói và cho biết thâm Bộ GD-ĐT cũng đã tiến hành rút kinh nghiệm trong toàn ngành.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, do tính chất phức tạp của vụ việc nên hiện nhiều địa phương có gian lận đang được Bộ Công an cùng địa phương tiếp tục phối hợp xử lý. "Quan điểm của chúng tôi là phải xử lý nghiêm khắc các sai phạm của các cá nhân. Sẽ cho ra khỏi ngành những cá nhân trong ngành mà có học sinh, con em gian lận qua điều tra, xác minh của cơ quan công an" - Bộ trưởng GD-ĐT nói.

Nguồn VTV

Về hướng khắc phục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nha cho biết thời gian tới bộ đặc biệt quan tâm đến việc thanh, kiểm tra công tác chấm thi, coi thi; mã hoá đề thi, lấp lỗ hổng phần mềm, tăng cường các camera giám sát. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn dư luận giám sát để hạn chế tiêu cực thi cử.

Một trong những vấn đề nổi cộm tiếp theo mà cử tri và đại biểu quan tâm là vấn đề bạo lực học đường, cũng được người đứng đầu ngành giáo dục thẳng thắn chia sẻ, giải trình cụ thể.

"Chúng tôi cũng sẽ đề nghị các địa phương đưa ra khỏi ngành những giáo viên sa sút về đạo đức, tuyên truyền những tấm gương nhà giáo tốt để hạn chế bạo lực tiêu cực trong học đường"- ông Phùng Xuân Nhạ kiến nghị.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho rằng bên cạnh những kết quả thì ngành GD-ĐT có nhiều hạn chế yếu kém. “Sự nghiệp đổi mới cần có thời gian, có những đổi mới mà hôm nay chưa thể đạt kết quả ngay được. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến để có hướng khắc phục trong thời gian tới” - ông Phùng Xuân Nhạ nói.

QT/Sức Khỏe 365

Tin nổi bật