Cuộc cạnh tranh khốc liệt của hai siêu cường thế giới trong lĩnh vực công nghệ lượng tử có thể thay đổi hoàn toàn đời sống con người.
Trong bối cảnh những căng thẳng quân sự tại Syria và vấn đề phi hạt nhân hóa của Triều Tiên đang có những diễn biến mới, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ không còn là vấn đề nóng với hai quốc gia này. Điều Trung Quốc nhắm đến có thể là một sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong lĩnh vực công nghệ lượng tử.
Định lượng điện toán lượng tử
Các trường đại học Trung Quốc và các công ty công nghệ của Mỹ như International Business Machines Corp. và Microsoft Corp., đang chạy đua để phát triển máy tính lượng tử - một phát minh được dự báo sẽ biến đổi cách thức sản xuất từ nông nghiệp tới công nghiệp, từ khám phá hợp chất mới đến tổng hợp vật liệu.
Biểu đồ so sánh số lượng phát minh về máy tính lượng tử của Mỹ và Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg |
Điện toán lượng tử sử dụng chuyển động của các hạt hạ nguyên tử để xử lý dữ liệu theo số lượng gấp hàng triệu lần các máy tính hiện đại. Công nghệ này dự kiến có thể biến các máy tính ngày nay chỉ còn như bàn tính gỗ.
Chính phủ Trung Quốc đang tiến hành xây dựng Phòng thí nghiệm quốc gia về khoa học thông tin lượng tử trị giá 10 tỷ USD ở tỉnh Hợp Phì, tỉnh An Huy, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2020. Lĩnh vực nghiên cứu này được Mỹ tài trợ khoảng 200 triệu USD một năm theo báo cáo tháng 7/2016.
Một trong những "ứng dụng đáng chú ý" của ngành lượng tử có thể là mã hóa. Công nghệ mã hóa chặt chẽ là tương lai của bảo mật thương mại và truyền thông toàn cầu hiện đại. Một nghiên cứu của công ty Patinformatics cho biết chính phủ, các trường đại học Trung Quốc và các tổ chức tài chính phương Tây đang đổ xô vào săn tìm các bằng sáng chế sử dụng công nghệ lượng tử để mã hóa.
Hệ thống không thể xâm nhập
Giám đốc điều hành của Dublin, Patinformatics trụ sở tại Ohio Tony Trippe nói: "Chúng tôi đang đến cách mã hóa dữ liệu để không một tin tặc hay thuật toán hiện đại nào có thể phá vỡ. Ngược lại, một tổ chức hay một quốc gia sở hữu công nghệ máy tính lượng tử sẽ có thể phá hoại hoàn toàn hệ thống thông tin khác”.
Tháng 3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cáo buộc chính phủ Trung Quốc sao chép tài sản trí tuệ của họ bằng cách buộc các công ty Mỹ phải nhượng lại các công nghệ hoặc phát minh nếu muốn khai thác thị trường rộng lớn này.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đã phát biểu: "Những gì đang bị đe dọa là các ngành công nghiệp của tương lai. Trí tuệ nhân tạo, robot, điện toán lượng tử. Và đó không chỉ là sự thịnh vượng kinh tế mà còn là an ninh quốc gia của Mỹ, tương lai ngành công nghiệp của nhân loại".
Những cải tiến của Trung Quốc
Trung Quốc cũng đã tích cực thúc đẩy phát triển nội địa bằng cách hỗ trợ các công ty đăng ký bằng sáng chế và thương hiệu quốc tế, tăng tài trợ nghiên cứu. Trong phiếu ghi điểm hàng năm, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã gọi Trung Quốc là “cường quốc khoa học lớn thứ hai”, đứng sau Mỹ.
Công nghệ lượng tử sẽ thay đổi tương lai của máy tính - Ảnh: Physics |
Phó chủ tịch nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo của IBM Dario Gil nói: "Theo thời gian, công nghệ lượng tử sẽ hoàn toàn thay đổi định nghĩa về máy tính và điều quan trọng là ai sẽ sở hữu chúng trước tiên”.
Hiện còn quá sớm để nhận định công ty hay quốc gia nào sẽ dẫn đầu trong công nghệ máy tính lượng tử dù ở giai đoạn này, các công ty của Mỹ đang chiếm ưu thế về phần cứng trong khi các công ty Trung Quốc và Nhật Bản lại tập trung vào phần mềm và ứng dụng.
Phó giám đốc Patinformatics Trippe nói: "Các công ty Nhật Bản và Trung Quốc không quan tâm đến việc xây dựng phần cứng bởi họ đang tìm cách sử dụng chúng như thế nào. 5 năm tới sẽ là khoảng thời gian khá hấp dẫn với các tín đồ công nghệ và giới nghiên cứu nói chung”.
Thu Phương (Theo Bloomberg)