Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ GTVT: Không để hành khách chậm về quê đón Tết do không có phương tiện

  • Nguyễn Lâm
(DS&PL) -

Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị vận tải xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải, đáp ứng kịp thời khi nhu cầu vận tải phát sinh tăng cao, đặc biệt tại các đầu mối giao thông, bảo đảm giải tỏa hành khách và hạn chế tối đa ùn tắc giao thông.

Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo vận tải hàng hóa trong dịpTết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân 2024, Bộ GTVT đã bàn hành Kế hoạch và thành lập Ban Chỉ đạo triển khai công tác phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, ATGT trong dịp Lễ, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với phương châm không để hành khách nào chậm về quê đón Tết do không có phương tiện vận chuyển.

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị vận tải xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải, đáp ứng kịp thời khi nhu cầu vận tải phát sinh tăng cao, đặc biệt tại các đầu mối giao thông, bảo đảm giải tỏa hành khách và hạn chế tối đa ùn tắc giao thông.

Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách có phương án tổ chức vận tải phù hợp, chở đúng tải trọng cho phép, số người theo quy định, không được tăng giá vé trái quy định; bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải; kiểm tra chặt chẽ điều kiện an toàn của phương tiện và lái xe trước khi xuất bến.

Phương tiện xếp hàng dài tại khu vực cửa ngõ Thủ đô dịp nghỉ lễ

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phục vụ vận tải, an toàn tại các nhà ga hành khách, ga hàng hóa và trên các đoàn tàu; kiểm tra công tác chuẩn bị cho dịp cao điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2024, góp phần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo ATGT đường bộ trong tình hình mới.

Bộ GTVT cũng tiếp tục chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ để siết chặt hoạt động vận tải, tập trung vào hoạt động vận tải bằng xe ô tô chở khách nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp vận tải.

Trong đó, Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các địa phương tổ chức tổng kiểm tra tình hình hoạt động của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch, chú trọng kiểm tra đối với phương tiện từ 10 chỗ trở lên.

Yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố kiểm tra, xử lý nghiêm xe dù, bến cóc, xe trá hình tuyến cố định; thường xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện an toàn giao thông của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn, đặc biệt từ dữ liệu thiết bị giám sát hành trình đối với xe ô tô kinh doanh vận tải để kiểm tra việc thực hiện các quy định về thời gian lái xe, tốc độ, điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện, điều kiện của người lái xe kinh doanh vận tải, chở đúng số người quy định...

XEM THÊM: Hiện trạng "đóng băng" của tuyến đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu- Voi Phục sau 6 năm phê duyệt

Đặc biệt, để rà soát, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phòng ngừa, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý tồn tại, vi phạm, đồng thời hướng dẫn các đơn vị được kiểm tra thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Nguyễn Lâm

Tin nổi bật