Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ GD-ĐT yêu cầu không ghi hình thức đào tạo, vẫn xếp loại tót nghiệp trên bằng đại học

(DS&PL) -

Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học.

Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học.

Chính thức bỏ ghi hình thức đào tạo ở bằng đại học. Ảnh minh họa. 

Theo đó, văn bằng giáo dục đại học bao gồm: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng trình độ tương đương. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2020.

Theo Thông tư, có 10 nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, bao gồm tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương); ngành đào tạo; tên cơ sở cấp văn bằng; họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng; địa danh, ngày, tháng, năm cấp văn bằng...

Đáng chú ý, trên văn bằng giáo dục đại học vẫn có ghi nội dung về hạng tốt nghiệp của người học, khác với dự thảo trước đó của bộ GD-ĐT là bỏ nội dung này.

Đặc biệt, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học như trước đây.

Thông tư còn quy định: Phụ lục văn bằng giáo dục đại học có thông tin về kết quả học tập, bao gồm điểm học phần hoặc môn học; điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp của người học...

Trước đó, bộ GD-ĐT từng dự kiến trên bằng tốt nghiệp ĐH sẽ không còn thông tin liên quan đến xếp loại học lực. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc này sẽ khiến khó kiểm soát chất lượng đào tạo.

Chia sẻ trên báo Phụ Nữ Thủ Đô, Đỗ Văn Dũng, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng thẳng thắn bày tỏ lo ngại vì chất lượng đào tạo đại học của Việt Nam còn “nhiều vấn đề”. Theo dự thảo Thông tư, bộ GD-ĐT đã bỏ phân loại học lực thì có thể tạo kẽ hở để một số người chọn học phí chính quy, cũng không cần nỗ lực trong quá trình học vì cuối cùng vẫn có bằng như sinh viên học chính quy nghiêm túc, có năng lực học tốt.

Theo ông Dũng, sở dĩ nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến không ghi các thông tin trên văn bằng do họ có thể quản lý chặt đầu ra, cử nhân ra trường được xã hội tin tưởng về chất lượng mà không cần băn khoăn sinh viên đó học hệ gì, xếp loại gì. Còn Việt Nam, chất lượng đào tạo ở đại học hiện chưa làm được như các quốc gia trên.

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật