Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ GD-ĐT tiếp tục lấy ý kiến về việc bỏ “điểm sàn” đại học

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo nên Bộ GD-ĐT vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến...

(ĐSPL) - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo nên Bộ GD-ĐT vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến chuyên gia, các trường đại học, cao đẳng.

Theo tin tức trên báo Tổ Quốc, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới tuyển sinh, nhiều chuyên gia và trường đại học đề nghị Bộ không nên quy định điểm sàn vì thực tế không còn nhiều ý nghĩa như khi tổ chức thi “3 chung”.

Mặt khác việc quy định điểm sàn chung không phát huy được tính năng động, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường trong việc xác định điểm sàn phù hợp với điều kiện của từng trường và yêu cầu của từng ngành đào tạo cũng như đồng bộ với chính sách chất lượng của trường.

Thứ trường Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. (Ảnh: Dân trí)

Dựa vào thực tế tuyển sinh năm 2015 và năm 2016, Bộ dự kiến năm 2017 chỉ quy định điều kiện cần đối với thí sinh là tốt nghiệp THPT, còn các trường ĐH quy định điều kiện đủ để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. Nghĩa là, thay vì Bộ quy định một ngưỡng sàn chung thì giao cho các trường quy định ngưỡng này tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo, uy tín, chiến lược phát triển của trường. Việc này được thực hiện tương tự như đối với các trường cao đẳng năm 2016.

Do đó, Bộ sẽ trao đổi thống nhất với các trường tại cuộc họp Hiệu trưởng các trường ĐH sắp tới để quyết định phương án xác định điểm sàn hợp lý nhất.

Liên quan đến vấn dề này, báo Dân trí dẫn lời Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, khi đưa quy định này vào dự thảo qui chế, Bộ cũng dự đoán được băn khoăn của dư luận liệu rằng khi bỏ điểm sàn chung thì chất lượng đào tạo có đảm bảo không, nhất là đối với những trường chưa xây dựng được uy tín chất lượng.

Theo ông Bùi Văn Ga, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là một trong những yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo nên Bộ GD-ĐT vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến chuyên gia, đánh giá tác động của các phương án khác nhau theo hướng giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường phù hợp với năng lực thực hiện tự chủ.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trước đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo nhất quán phương châm lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu hàng đầu cho mọi hoạt động.

Trên thực tế điểm sàn mặc nhiên hoàn toàn không có ý nghĩa đối với những trường, ngành có uy tín và tính cạnh tranh cao (chiếm khoảng 30% tổng số các trường ĐH). Những trường, ngành khác nếu đã được các tổ chức kiểm định trong nước hay thế giới công nhận đạt chuẩn chất lượng, những trường đang thực hiện thí điểm tự chủ thì xã hội cũng có thể yên tâm về tự chủ tuyển sinh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT chia sẻ.

Điều 2, Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(tổng hợp) 

Tin nổi bật