Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bỏ điểm sàn đại học: Các trường phải công khai tiêu chí tuyển sinh

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Hàng loạt ý kiến được các chuyên gia giáo dục đưa ra sau khi Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (hay còn gọi là điểm sàn) đại học năm 2017.

(ĐSPL) – Hàng loạt ý kiến được các chuyên gia giáo dục đưa ra sau khi Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (hay còn gọi là điểm sàn) đại học năm 2017.

Theo tin tức trên báo Dân trí, trong Dự thảo Quy chế tuyển sinh 2017 vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra, lần đầu tiên kể từ 2002, Bộ dự kiến bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (hay còn gọi là điểm sàn)  đại học. Bên cạnh những ý kiến tán đồng, vẫn còn đó không ít băn khoăn lo lắng của các chuyên gia giáo dục về cả chất lượng đầu vào lẫn đầu ra của loại hình đào tạo chủ chốt này.

PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cho hay, bỏ điểm sàn đại học là xu thế cần tiến tới trong tương lai, còn thời điểm này chưa thể bởi hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam đang có sự nhập nhèm, trong một vòng luẩn quẩn.

Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ điểm sàn xét tuyển đại học năm 2017. (Ảnh: Dân trí)

Theo ông Đỗ Văn Dũng, điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là ranh giới giữa các cấp, bậc học đồng thời cũng là để khống chế tình trạng tuyển sinh tràn lan, vượt chỉ tiêu của các trường. Trước đây, có điểm sàn nhưng vẫn có nhiều trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu trong xét tuyển. Nếu bỏ điểm sàn các trường sẽ tự do tuyển sinh như vậy chất lượng đầu vào yếu, chương trình không đảm bảo chất lượng dẫn đến sinh viên học không nổi, ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nên thất nghiệp. Ông Dũng cho rằng, việc bỏ điểm sàn chỉ phù hợp khi chúng ta có một môi trường đại học đồng đẳng với nhau về chất lượng.

Liên quan đến sự việc này, báo Thanh Niên cũng đưa tin, Bà Phan Thị Hải Vân, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, cho biết việc bỏ điểm sàn là không sai luật, các trường ĐH có quyền tự chủ trong tuyển sinh. Tuy nhiên, nếu xét trên toàn bộ hệ thống thì việc này sẽ gây mâu thuẫn đối với một số chủ trương, chính sách chung. Chẳng hạn chủ trương phân luồng học sinh.

Bà Vân cho rằng việc bỏ điểm sàn” ĐH có thể không có ý nghĩa với những trường ĐH chất lượng tốp trên, nhưng lại rất quan trọng đối với các trường tốp dưới, trường ngoài công lập. Nếu chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện học ĐH thì thí sinh sẵn sàng vào ĐH. Điều đó kéo theo rất nhiều hệ lụy. Các em và ngay cả phụ huynh vẫn chưa nhận thức được năng lực nào thì chọn bậc học nào cho phù hợp, nhu cầu xã hội đang cần lao động bậc học nào?... Năng lực yếu mà vẫn để các em học ĐH thì sẽ không theo nổi và bỏ giữa chừng, rất lãng phí cho xã hội và cả bản thân người học”, bà Vân nhìn nhận.

Trong khi đó, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho rằng, tại nhiều nước trên thế giới thế giới là nếu ai qua được bậc học nào đó đều có quyền được đăng ký học ở bậc học cao hơn. Còn quyền đó có được chấp nhận hay không là ở các trường. Vì vậy, việc bỏ điểm sản thực chất là bỏ mức điểm do Bộ GD-ĐT quy định, thay vào đó là mức điểm do các trường tự quyết định.

GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục ĐH cũng khẳng định, bỏ điểm sàn là đúng. Đúng theo hướng cho các trường tự chủ. Nhà trường phải chịu trách nhiệm chất lượng đào tạo. Chính vì vậy, khi tuyển sinh, các trường phải công bố minh bạch điều kiện xét tuyển, theo tiêu chuẩn nào, điểm bao nhiêu, không được tù mù. Khi họ công bố điều kiện xét tuyển thì xã hội sẽ biết trường này có chất lượng thế nào. Vì chất lượng các trường hiện nay khác nhau, trường chất lượng cao, trường chất lượng thấp. Những điều kiện đó phải công bố, không có chuyện nói thế này, tuyển thế kia để xã hội đánh giá các trường còn cho con em học hoặc tuyển dụng nhân công.

(tổng hợp)

Tin nổi bật