Các địa phương bắt tay vào chấm thi ngay sau khi kết thúc thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (bắt đầu từ ngày 28/6). Công tác chấm thi diễn trong bối cảnh đặc biệt, sáp nhập địa giới hành chính từ 63 tỉnh, thành còn 34 tỉnh, thành đồng nghĩa với việc chỉ còn 34 Hội đồng chấm thi.
Báo Tiền phong dẫn lời GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lí chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho hay, Bộ đã thành lập các đoàn kiểm tra từ Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và cử cán bộ đến giám sát trực tiếp tại tất cả các hội đồng thi trên cả nước.
Các nội dung được kiểm tra, giám sát bao gồm: chấm thi, đối sánh dữ liệu điểm thi, công bố kết quả, xử lí phúc khảo, xét công nhận tốt nghiệp và phục vụ tuyển sinh đại học. Ông Chương khẳng định, các đoàn công tác sẽ bám sát quá trình chấm thi, nhằm bảo đảm sự công bằng, khách quan và tránh xảy ra sai sót trong bất kì khâu nào.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc quy trình chấm thi theo đúng quy chế, đặc biệt chấm bài thi tự luận, trắc nghiệm và công tác phúc khảo. Về việc sáp nhập địa giới hành chính, ông Chương thông tin, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương để chủ động phương án triển khai.
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Ảnh: Dân trí
Về quy trình chấm thi, theo quy định của Bộ GD&ĐT, khi các địa phương bắt đầu chấm thi, Bộ công bố đề thi, đáp án tất cả các môn.
Bài thi tự luận Ngữ văn chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GD&ĐT với thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Mỗi bài thi được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi của hai tổ chấm thi khác nhau. Sau hai lần chấm, nếu điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm) trên 1,5 điểm thì sẽ phải chấm thi lần thứ ba trực tiếp vào bài của thí sinh để thống nhất mức điểm.
Khi hoàn tất chấm điểm, tổ nhập điểm thực hiện nhập điểm bài thi tự luận theo hai vòng độc lập, mỗi vòng do một nhóm khác nhau thực hiện trên phần mềm Hỗ trợ chấm thi. Sau đó, sẽ thực hiện hồi phách, tức ghép điểm bài thi vào thông tin thí sinh. Công tác này được thực hiện bằng phần mềm, tuy nhiên, có khoảng ít nhất 20% bài thi ngẫu nhiên được thực hiện hồi phách thủ công bằng tay. Và tổ chấm kiểm tra thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận đã được chấm trước đó.
Với bài thi trắc nghiệm, tất cả bài làm của thí sinh (phiếu trả lời trắc nghiệm) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GD&ĐT cung cấp, kể từ khi quét ảnh đến khi có kết quả của từng thí sinh. Trong quá trình đó, Tổ chấm thi thực hiện kiểm dò thông tin và sửa lỗi thông tin của thí sinh (số báo danh, mã đề thi…). Đồng thời, kiểm tra và sửa lỗi phần làm bài của thí sinh, cụ thể là sửa lỗi đáp án các câu phần mềm không nhận diện được lựa chọn của thí sinh. Việc sửa lỗi này phải được in biên bản và được những người liên quan kí xác nhận.
Bài thi tự luận Ngữ văn chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GD&ĐT với thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Mỗi bài thi được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi của hai tổ chấm thi khác nhau. Sau hai lần chấm, nếu điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm) trên 1,5 điểm thì sẽ phải chấm thi lần thứ ba trực tiếp vào bài của thí sinh để thống nhất mức điểm.
Khi hoàn tất chấm điểm, tổ nhập điểm thực hiện nhập điểm bài thi tự luận theo hai vòng độc lập, mỗi vòng do một nhóm khác nhau thực hiện trên phần mềm Hỗ trợ chấm thi. Sau đó, sẽ thực hiện hồi phách, tức ghép điểm bài thi vào thông tin thí sinh. Công tác này được thực hiện bằng phần mềm, tuy nhiên, có khoảng ít nhất 20% bài thi ngẫu nhiên được thực hiện hồi phách thủ công bằng tay. Và tổ chấm kiểm tra thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận đã được chấm trước đó.
Với bài thi trắc nghiệm, tất cả bài làm của thí sinh (phiếu trả lời trắc nghiệm) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GD&ĐT cung cấp, kể từ khi quét ảnh đến khi có kết quả của từng thí sinh. Trong quá trình đó, Tổ chấm thi thực hiện kiểm dò thông tin và sửa lỗi thông tin của thí sinh (số báo danh, mã đề thi…). Đồng thời, kiểm tra và sửa lỗi phần làm bài của thí sinh, cụ thể là sửa lỗi đáp án các câu phần mềm không nhận diện được lựa chọn của thí sinh. Việc sửa lỗi này phải được in biên bản và được những người liên quan kí xác nhận.
Ngày 1/7, Bộ GD&ĐT có thông tin về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Vấn đề về đề thi được Bộ thông tin rõ ràng hơn.
Báo Dân trí dẫn thông tin, Bộ GD&ĐT cho biết đã triển khai xây dựng cấu trúc định dạng đề thi và công bố từ cuối năm 2023. Cấu trúc định dạng đề thi này giúp đánh giá tốt hơn năng lực của thí sinh, tránh học tủ, học lệnh; độ phân hóa phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng nhưng bảo đảm không vượt quá yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
Bộ GD&ĐT cho rằng đề thi đáp ứng các mục tiêu đề ra của Nghị quyết 29, trong đó, có việc đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Đề thi gia tăng các câu hỏi có tính phân hóa. Theo Bộ, những năm trước đây, đề thi còn ít câu hỏi để phân loại học sinh, dẫn đến gây khó khăn cho công tác tuyển sinh, kéo theo nhiều cơ sở giáo dục đại học phải tổ chức các kỳ thi riêng, gây tốn kém và lãng phí cho nguồn lực xã hội.
Báo cáo của Bộ GD&ĐT nêu rõ, nội dung đề thi thuộc chương trình GDPT 2018, không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình. Tỷ lệ cấp độ tư duy (liên quan đến độ khó) được yêu cầu bám sát đề tham khảo đã công bố; có tính phân hóa và dựa trên kết quả thử nghiệm ở 3 vùng miền.
Bộ cho rằng việc có một số thông tin đánh giá đề khó, đặc biệt đối với môn thi toán và môn thi tiếng Anh có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên cần đợi khi có kết quả chấm thi mới có thể xác định rõ ràng được.
Bộ lý giải, dù định dạng đề thi và định hướng điều chỉnh công tác ra đề thi đã được công bố từ năm 2023 nhưng do cấu trúc định dạng đề thi mới nên khó tránh khỏi tình trạng giáo viên và học sinh bỡ ngỡ với đề thi năm nay.
Bộ GD&ĐT cho biết trong thời gian tới sẽ thực hiện phân tích kết quả thi của các thí sinh để có cơ sở đánh giá về chất lượng của đề thi, kỳ thi, công tác dạy học trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, thực hiện phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi để phục vụ công tác đánh giá kết quả thi của các môn thi.