Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ ba Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran chưa thành liên minh đã rạn nứt

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hội nghị quốc tế về Syria sẽ diễn ra ở Astana, Kazakhstan với sự trung gian của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

(ĐSPL) - Hội nghị quốc tế về Syria sẽ diễn ra ở Astana, Kazakhstan với sự trung gian của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Trong đó, hai phe xung đột ở Syria tiến hành đàm phán về giải pháp chính trị rồi các đối tác bên ngoài thảo luận để đảm bảo việc thực thi kết quả đàm phán, theo Thanh Niên.

Đây là thắng lợi ngoại giao quan trọng của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, xác lập vai trò dẫn dắt của họ trong tiến trình hòa bình ở Syria. Nếu thành công, 3 nước này có thể lấn lướt vai trò của Mỹ, EU và đồng minh.

Chấm dứt cuộc khủng hoảng đã kéo dài 6 năm nay ở Syria hiện được rất nhiều bên trên thế giới đặt ưu tiên. Bởi thế, hội nghị tại Kazakhstan rất được quan tâm. Cũng chính vì thế mà Nga dự định tranh thủ Tổng thống sắp nhậm chức của Mỹ Donald Trump bằng cách mời đại diện chính quyền mới tham dự hội nghị.

Tuy nhiên Iran đã phản đối trong khi đại diện của ông Trump mới xác nhận là có lời mời từ Nga chứ chưa khẳng định nhận lời.

Cảnh hoang tàn ở Idlib, Syria sau một trận không kích - Ảnh: Reuters.

Khác biệt quan điểm giữa Nga và Iran cho thấy tập hợp tay ba giữa Moscow, Tehran và Ankara, hiện là tác nhân quyết định mới trong vấn đề Syria, chưa thành công thì đã có dấu hiệu rạn nứt. Như thế chẳng tốt lành gì cho liên minh mà họ đang cố gắng thành lập cũng như cho việc giải quyết hòa bình vấn đề Syria theo hướng mà họ mong muốn.

Iran muốn tạo thế thuận lợi cho cuộc mặc cả với Mỹ về chuyện khác. Tuy nhiên, nếu gạt Mỹ ra ngoài thì Iran cũng không thể giải quyết ổn thỏa và lâu bền vấn đề Syria. Nội bộ như thế thì mộng lớn của bộ ba này khó thành.

Dân Trí đưa tin, thông thường, đối tác truyền thống mà Nga hợp tác để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Syria là Mỹ. Tuy nhiên, tất cả các thỏa thuận ngừng bắn trước đó dưới sự bảo trợ của Nga và Mỹ đều thất bại, đơn cử như lệnh ngừng bắn mới nhất ngày 10/9/2016 được duy trì chưa tới 1 tuần. Chính vì vậy ở thời điểm này, Nga đã tăng cường hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran (2 quốc gia có vai trò quan trọng ở Trung Đông) đồng thời đẩy Mỹ ra rìa.

“Mỹ gần như không còn có ảnh hưởng đối với phe đối lập ở Syria. Washington coi họ là phe đối lập ôn hòa, nhưng thực tế họ đứng về phía những kẻ khủng bố Jabhat Fateh al-Sham”, Irina Zvyagelskaya, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu phương Đông-Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định.

Trong khi đó, không giống như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp đối với phe đối lập tại Syria và vì vậy, hợp tác với Ankara sẽ có hiệu quả thực chất hơn cho Moscow. Về phần mình, Nga và Iran có thể gây ảnh hưởng đối với Tổng thống Bashar al-Assad - đồng minh quân sự và chính trị của họ.

Theo các chuyên gia, danh sách các bên tham gia cuộc đàm phán hòa bình Syria cần phải được mở rộng hơn, bao gồm cả Mỹ, Saudi Arabia và các cường quốc khác trong khu vực.

Sự hợp tác ba bên gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là một khởi đầu tốt nhưng là không đủ để mang lại hòa bình một cách toàn diện cho Syria mà cần phải mở rộng với sự tham gia của nhiều bên nữa.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật