Để cháo có hương vị thơm ngon người ta thường cho một số thực phẩm khác vào trong quá trình chế biến như bí đỏ, khoai lang, nho khô,... Tuy nhiên, không phải bất cứ thực phẩm nào cũng có thể cho vào cháo, tránh gây hại cho sức khỏe.
Quả chà là đỏ mốc
Khi bị mốc, quả chà là đã bị biến chất, cấu trúc dinh dưỡng của nó bị phá hủy. Chính vì thế, ăn quả chà là bị mốc sẽ gây hại tới sức khỏe. Nó tác động trực tiếp đến đường ruột, có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khoai lang có đốm
Các đốm đen trên vỏ khoai lang cho thấy khoai lang bị nhiễm vi khuẩn đốm đen. Vi khuẩn đốm đen bài tiết chất độc, bao gồm saponin và saponol, làm cho khoai lang cứng và đắng, không thể tiêu diệt chúng bằng cách luộc, hấp hoặc nướng. Khi xâm nhập vào cơ thể những chất độc này có thể gây hại cho gan, người bệnh bị ngộ độc nặng sau khi ăn khoai lang đốm đen thường bị nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể bị sốt, co giật.
Lạc mốc
Lạc bị mốc chứa rất nhiều nấm mốc và độc tố do nấm mốc tiết ra. Một số nấm mốc cũng tiết ra các chất chuyển hóa độc hại. Trong lạc mốc có thể chứa aflatoxin, là một chất cực độc. Độc tính của aflatoxin cao gấp 68 lần so với thạch tín và 10 lần so với kali xyanua, phá hủy mô gan nghiêm trọng. Chỉ 1 mg aflatoxin cũng đủ để gây ung thư, 20 mg đủ để gây tử vong. Aflatoxin chính là một sát thủ giấu mặt mà nhiều người không thể ngờ tới.
Lạc nảy mầm
Khi hạt đậu phộng mọc mầm, không chỉ khiến giá trị dinh dưỡng giảm xuống đáng kể mà hạt đậu phộng còn phát sinh aflatoxin, 1 loại độc tố gây nên bệnh ung thư gan cho cơ thể. Loại độc tố này dù có chế biến ở nhiệt độ cao thì cũng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.
Trứng còn vỏ
Nhiều người thích cho trứng cả vỏ vào gạo để nấu cháo, nhưng bạn có biết rằng làm như vậy là không tốt, trên vỏ trứng có rất nhiều vi khuẩn và những vi khuẩn còn sót lại không thể rửa sạch bằng nước. Cho vào nồi nấu cháo có khả năng làm hỏng cả nồi cháo, nên chúng tôi vẫn cố gắng tránh cho trứng vào nấu cháo.
Những người không nên ăn cháo
- Người có dạ dày kém
Những người có triệu chứng như trào ngược axit và ợ nóng hoặc bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược và dạ dày chảy xệ không nên ăn cháo để hỗ trợ dạ dày và ăn súp.
Nguyên nhân là bởi ăn cháo dễ làm cho chứng ợ nóng và các triệu chứng trào ngược axit tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, cháo là một thực phẩm bán lỏng, có nhiều khả năng gây trào ngược dạ dày thực quản.
- Người có vấn đề về trao đổi chất
Cháo cũng không phải là thực phẩm phù hợp với những người có vấn đề về trao đổi chất (ví dụ như người mắc bệnh tiểu đường).
Theo đó, ăn cháo quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, cháo là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Ăn cháo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Các loại ngũ cốc khác có thể được thêm vào cháo để làm chậm sự thay đổi lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Quỳnh Chi (T/h)