Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

BigC phản hồi gì về 3.600 tỷ đồng thuế chuyển nhượng?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế, ngày 13/6 vừa qua, hệ thống siêu thị BigC Việt Nam đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế...

(ĐSPL) - Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế, ngày 13/6 vừa qua, hệ thống siêu thị BigC Việt Nam đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế...

Tin tức trên báo Trí thức trẻ, Tập đoàn Casino của Pháp đã thông báo hoàn tất việc chuyển nhượng hệ thống siêu thị BigC Việt Nam từ cuối tháng 4 với trị giá thương vụ 1,04 tỷ USD.

Tuy nhiên, đã hơn 2 tháng trôi qua, cơ quan thuế vẫn chưa nhận được hồ sơ kê khai và nộp thuế của thương vụ chuyển nhượng này.

Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế, ngày 13/6 vừa rồi, hệ thống siêu thị BigC Việt Nam đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế, thông báo sau khi nhận được công văn của Tổng cục Thuế thì đơn vị này đã có công văn số 1 gửi Tập đoàn Casino cũng như đơn vị nhận chuyển nhượng là Central Group đề nghị hướng dẫn việc thực hiện nghĩa vụ thuế chuyển nhượng.

Đã gần 3 tuần trôi qua, Tổng cục Thuế chưa có thông tin gì thêm.

Thông tin trên báo Dân Việt, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính ) cho biết, tính đến ngày 20/6, sau gần hai tháng kể từ khi Tập đoàn Casino (Pháp) chuyển nhượng BigC Việt Nam cho Tập đoàn Central Group (Thái Lan), cơ quan thuế vẫn chưa nhận được hồ sơ kê khai và nộp thuế của thương vụ chuyển nhượng.

Trong khi theo quy định của Việt Nam, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 10 kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn. Theo cơ quan thuế, ước tính số tiền thuế thu được từ thương vụ chuyển nhượng BigC vào khoảng 3.600 tỷ đồng.

Các công ty thuộc hệ thống siêu thị BigC Việt Nam sẽ bị dừng việc thay đổi người đại diện pháp luật từ Tập đoàn Casino sang Tập đoàn Central Group. (Ảnh minh họa).

Trước đó, trong văn bản gửi Bộ Công thương, Central Group và Nguyễn Kim Group đã thông báo nhận chuyển nhượng hệ thống BigC Việt Nam từ Tập đoàn Casino vào ngày 29/4, với giá trị chuyển nhượng là 1,04 tỷ USD.

Tổng Cục Thuế cho rằng, trước mắt là các công ty thuộc hệ thống siêu thị BigC Việt Nam sẽ bị dừng việc thay đổi người đại diện pháp luật từ Tập đoàn Casino sang Tập đoàn Central Group.

Liên quan đến việc này, lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định: Căn cứ vào quy định của Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp cũng như các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, có thể nói thu nhập phát sinh từ việc chuyển nhượng BigC Việt Nam là thu nhập có nguồn gốc từ Việt Nam và phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ông Nguyễn Đại Trí - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, căn cứ vào quy định của các hiệp định thuế, thuế thu nhập chuyển nhượng BigC Việt Nam có nguồn gốc tại Việt Nam là thuộc quyền thu thuế của cơ quan thuế Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế sẽ báo cáo bộ để phân tích, đánh giá và có biện pháp thực hiện quyền thu thuế của Việt Nam.

Tổng cục Thuế cũng sẽ báo cáo Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp thu thuế phù hợp trên cơ sở pháp luật, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định của quốc tế.

“Việc chuyển nhượng này phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, phải phân tích hệ thống siêu thị BigC xem có dấu hiệu của việc né tránh kiểm tra hay không trong các thủ tục cấp giấy phép cơ sở bán lẻ, bằng việc lập nhiều pháp nhân kinh doanh dưới mô hình BigC”.

“Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính cũng sẽ đề nghị để có sự phối hợp với các bộ, ngành có liên quan như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư”, ông Trí nói.

Trước đó, ngày 20/6, Tổng cục Thuế đã có văn bản gửi khoảng 20 cục thuế các tỉnh, thành phố - nơi có hoạt động kinh doanh của BigC, yêu cầu rà soát lại các quy định trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật của BigC.

Đồng thời, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh thành phối hợp với cục thuế yêu cầu đơn vị này kê khai nộp thuế theo quy định, trước khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc xác định tính pháp lý của hoạt động chuyển nhượng nói trên.

Trước mắt, các công ty thuộc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam sẽ bị dừng việc thay đổi người đại diện pháp luật từ Tập đoàn Casino sang Tập đoàn Central Group.

Ông Vũ Vĩnh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, BigC chưa thể ra khỏi Việt Nam được nên Tổng cục Thuế cần phải làm rõ vấn đề này.

“Tổng cục Thuế phải đòi khoản tiền thuế chuyển nhượng nhưng cần “đấm êm dịu”, thực hiện công khai, minh bạch và đảm bảo công bằng theo đúng quy định của pháp luật. Có như vậy mới làm cho các doanh nghiệp ngoại tâm phục khẩu phục”, ông Phú nhấn mạnh.

Ông Phú cũng cho biết, nếu làm đúng luật và công khai minh bạch thì doanh nghiệp ngoại sẽ phải tuân thủ và công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Trước đó, Hiệp hội siêu thị cũng đã có kiến nghị trường hợp trốn thuế bằng cách báo lỗ, chuyển giá của Metro Cash & Carry Việt Nam. Tổng cục Thuế cũng đã làm rất thành công, buộc Metro Cash & Carry Việt Nam phải nộp khoản tiền hơn 500 tỷ đồng sau hơn 10 năm có mặt ở Việt Nam.

Cùng chung quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế cho rằng, cơ quan thuế hoàn toàn có thể sử dụng các quyền lực trong tay để buộc Big C phải nộp lại khoản tiền thuế chuyển nhượng. Trong trường hợp BigC vẫn còn tài sản tại Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế tài sản hoặc phong tỏa tài sản đó. Trường hợp đã chuyển nhượng hết rồi thì vẫn có thể sử dụng bên thứ 3 là đơn vị nhận chuyển nhượng khi chuyển tiền sẽ khấu trừ lại khoản thuế còn nợ. “Trong trường hợp bên thứ 3 đã chuyển hết tiền cho Big C thì vẫn có thể nhờ tới Interpol Việt Nam để đòi khoản nợ xuyên quốc gia”, bà Cúc cho biết.

Trước đó, qua thanh tra, kiểm tra tại các công ty thuộc hệ thống siêu thị Big C, cơ quan thuế phát hiện hàng loạt sai phạm về thuế như sai thuế suất thuế GTGT, khai thiếu thuế GTGT, khấu hao không đúng quy định... Kết quả thanh tra, kiểm tra, BigC Việt Nam đã bị truy thu và phạt 25,5 tỷ đồng.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật