Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Biệt thự trăm tuổi bị đập bỏ:Loay hoay câu chuyện "Bỏ thì thương, vương thì tội"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc hai căn biệt thự cổ ở TP.HCM bị chủ sử dụng đập bỏ miệc hai căn biệt thự cổ ở TP.HCM bị chủ sử dụng đập bỏ mới đây đã chỉ ra nhiều vấn đề cần phải xem xét.

(ĐSPL) - Theo Thông tư 38/2009, bộ Xây dựng, biệt thự cổ hiện nay được chia làm ba nhóm (nhóm 1, 2, 3). Riêng với biệt thự nhóm 3 thì chủ sở hữu có quyền xây, sửa theo các quy định pháp luật hiện hành. Thế nhưng, việc hai căn biệt thự cổ ở TP.HCM bị chủ sử dụng đập bỏ mới đây đã chỉ ra nhiều vấn đề cần phải xem xét.

Trong bài báo đăng ngày 6/7, PV báo ĐS&PL đã phản ánh những nghịch lý từ việc tháo dỡ ngôi biệt thự trăm tuổi (số 237 Nơ Trang Long, phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Vấn đề ở chỗ, biệt thự này được xếp vào biệt thự nhóm 3, tức là chưa được xếp hạng di tích, nên không có trong danh sách bảo tồn. Nếu muốn sửa chữa, tôn tạo thì chủ sở hữu phải làm đơn xin phép. Tuy nhiên, chủ nhân ngôi biệt thự trên thông tin, dù đã làm đơn xin phép sửa chữa 10 tháng nay, nhưng vẫn không có phản hồi từ phía cơ quan chức năng nên đã thuê người tự tháo dỡ để tránh nguy hiểm, do ngôi biệt thự đã xuống cấp trầm trọng. Thế nhưng khi sự việc bị phát hiện, cơ quan chức năng đã đình chỉ việc tháo dỡ căn nhà để báo cáo lãnh đạo thành phố.

Điều đáng nói là số phận những căn biệt thự giống như căn ở số 237 Nơ Trang Long không phải là trường hợp hiếm. Mới đây, một căn biệt thự 2 tầng tọa lạc tại số 12 Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) cũng đã được dỡ bỏ gần như hoàn toàn. Được biết, ngôi biệt thự này rộng 610m2, được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX.

Hình ảnh ngôi biệt thự cổ ở 237 Nơ Trang Long (TP.HCM).

Chia sẻ với PV báo ĐS&PL, kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, nguyên Chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam nhìn nhận: “Theo quy định hiện nay biệt thự nhóm 3 không được xếp hạng để bảo tồn. Do đó người dân có quyền xây dựng hoặc tu sửa theo các quy định của pháp luật. Nhưng chúng ta thấy ở đây có hai vấn đề. Thứ nhất, việc tu sửa biệt thự đang gặp phải rất nhiều khó khăn từ các cơ quan cấp phép việc này. Pháp luật cho phép chủ sở hữu biệt thự có quyền sửa chữa, tại sao cơ quan quản lý lại gây khó dễ nếu không phải là muốn hành dân? Thứ hai, vấn đề đập bỏ biệt thự và xây dựng công trình mới. Việc này khá phức tạp vì nó liên quan tới vấn đề quản lý di tích, quy hoạch kiến trúc đô thị, vấn đề lịch sử - văn hóa... Do đó đập bỏ một biệt thự để xây dựng mới, cần phải có thời gian và sự thông qua của nhiều đơn vị khác nhau. Vì vậy việc chủ sở hữu biệt thự tự ý đập bỏ công trình mà chưa được cấp phép là sai. Nhưng phải đặt ra câu hỏi tại sao họ làm sai? Biệt thự xuống cấp thì phải sửa chữa, trùng tu. Nhưng xin phép mà không được phản hồi thì họ lấy cớ đảm bảo an toàn tính mạng để tháo dỡ công trình. Như vậy sao lại trách dân? Nên trách các cơ quan hữu quan mới đúng”.

Trong khi đó kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm phân tích: “Hiện nay chúng ta thiếu các cơ chế khuyến khích xã hội hóa bảo dưỡng duy tu nhằm đảm bảo an toàn cho các biệt thự. Ở một số nước châu Âu như Thụy Điển, Italia... Nhà nước đã bỏ tiền ra cùng với dân để bảo tồn nhà cổ. Theo tôi cần phải phân nhóm kỹ hơn nữa để có giải pháp ứng xử hợp lý. Thay vì giữ nhiều công trình mà không quản lý, bảo tồn tốt được thì chúng ta nên tập trung đầu tư trọng điểm. Còn nếu cứ muốn giữ biệt thự mà không quản được, thì sự việc đáng tiếc giống như trường hợp hai căn bị đập bỏ ở TP.HCM rất có thể còn xảy ra”.

 PHẠM THIÊU

[mecloud]rPsFwiwkqr[/mecloud]

Tin nổi bật