Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Biệt thự 700m2 của đại gia phố cổ Hà Nội: Kỳ bí giếng cổ, nội thất gần 100 tuổi

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Biệt thự vườn rộng 700m2 của đại gia kim hoàn phố cổ Hà Nội một thời vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc cổ kính xưa.

Ngôi nhà cổ số 6 Đinh Liệt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong số ít căn biệt thự vẫn còn giữ được nguyên nét kiến trúc cổ kính xưa, với không gian yên bình.

Chủ nhân của căn biệt thự rộng 700m2 là vợ chồng cụ ông Phạm Văn Thanh và cụ bà Phạm Thị Tề. Họ đều là những thợ kim hoàn nức tiếng ở Hà Nội đầu thế kỷ 20. Theo ông Phạm Ngọc Giao, con trai cả của cụ Phạm Thị Tề, trước năm 1944, công trình thuộc về một nữ đại gia phố Hàng Bồ. Sau đó, căn nhà được cụ ông Phạm Văn Thanh và cụ Bà Phạm Thị Tề mua lại với giá 50.000 đồng Đông Dương. 

Sau khi mua lại, ngôi nhà được ông Phạm Khắc Hệ, một trong những KTS đầu tiên của Việt Nam thiết kế lại toàn bộ công trình, bao gồm cả khu vực vườn tược và nhà ở. Căn biệt thự có kết cấu bên ngoài là nhà ống, bên trong là nhà vườn với hệ thống sân vườn 180m2 với nhiều loại cây.

Điểm đặc biệt nhất của ngôi biệt thự vườn cổ này là được xây dựng theo lối “nhà xuyên phố”. Trong đó, cổng trước nằm ở số 115 Hàng Bạc được sử dụng làm cửa hàng kinh doanh, cổng sau nằm ở số 6 Đinh Liệt.

Trong khu vườn của gia đình ông Giao hiện vẫn còn giữ được một chiếc giếng cổ, không rõ niên đại.

Cầu thang lên các phòng của ngôi nhà được chế tác bằng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân chuyên xây dựng các biệt thự cổ với chiều rộng 1m, các bậc cách nhau 20 phân.

Trong đó, bộ bàn ghế cổ gần 100 tuổi được nhập khẩu từ Pháp về. Ông Giao cho biết, điểm đặc biệt của bộ bàn ghế này là được chính các thợ mộc người Pháp làm thủ công từ đầu thế kỷ 20.

Ngoài ra, có nhiều đồ vật, vật liệu xây dựng nhà nhập từ Pháp về. Nền nhà được làm từ bê tông nguyên khối rất rắn chắc, càng đi nhiều càng bóng loáng . Các cánh cửa nhà trạm trổ tinh xảo đến giờ vẫn còn nguyên vẹn.

Ngoài ra, gia đình ông Giao còn giữ được 2 bộ câu đối từ hơn 80 năm trước. “Cư gia hữu hằng quy chính công trương nhẫn” đối lại “Xử thế vô biệt pháp liễu thứ lâu thiên”.

Ông Phạm Ngọc Giao tiết lộ, phần ngói của căn nhà vẫn được giữ nguyên vẹn từ năm 1945 cho tới nay.

Theo ông Giao, có nhiều đoàn khách trong nước và cả nước ngoài tìm đến nhà ông chiêm ngưỡng và ngỡ ngàng phát hiện trong khu phố cổ lại có một căn biệt thự xanh tươi, mát rượi và đẹp mê hồn đến vậy. Đó là sự tự hào, là món quà vô giá, là dấu ấn thăng trầm của một đại gia đình.

Ảnh: Dân Việt, Dân trí, Người đưa tin pháp luật

Tin nổi bật