Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Biến rau củ Trung Quốc thành hàng Đà Lạt, một cơ sở bị đình chỉ

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Khi kiểm tra đột xuất, lực lượng chức năng phát hiện Công ty Đài Xuân Ái nhập hàng từ Trung Quốc về đang thay đổi nhãn mác thành rau củ Đà Lạt..

(ĐSPL) – Khi kiểm tra đột xuất, lực lượng chức năng phát hiện Công ty Đài Xuân Ái nhập hàng từ Trung Quốc về đang thay đổi nhãn mác thành rau củ Đà Lạt.


Ngày 2/11, Trung tâm phân phối, bán lẻ nông sản của Công ty TNHH Đài Xuân Ái tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương bị Chi Cục quản lý thị trường Lâm Đồng phối hợp với phòng chức năng huyện Đơn Dương kiểm tra hành chính đột xuất, báo Tri thức trực tuyến đăng tải.

Khi kiểm tra, chủ cơ sở này không chứng minh được tính hợp phát của 60 tấn rau cải thảo khác, 2,5 tấn bắp sú và 1,5 tấn hành tím có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài ra, còn 88 tấn hành tây và 15 tấn rau cải thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc khác cũng đang được lưu giữ tại đây.

Theo TTXVN, cơ sở này là một chi nhánh thuộc Doanh nghiệp tư nhân Đài Xuân Ái, có trụ sở tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, thuộc Phường 7, thành phố Đà Lạt.

Chủ trung tâm nông sản trên cho biết, từ tháng 9/2016 đến nay, dù chưa được cấp phép mở điểm kinh doanh nông sản tại thị trấn Thạnh Mỹ nhưng mỗi ngày vẫn nhập khoảng 16 tấn nông sản Trung Quốc về đây sau đó thực hiện sơ chế, đóng gói và cung ứng ra thị trường.

Điều 10. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định Các hành vi bị cấm:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;

b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.

5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.

6. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

7. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.

8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

NGỌC BÉ (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]vJ0hHP9sKn[/mecloud]

Tin nổi bật