Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Biển Đông làm nóng Diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2014

(DS&PL) -

Việc Bắc Kinh ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam… sẽ làm nóng diễn đàn Shangri-La năm nay.

Việc Bắc Kinh ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam… sẽ làm nóng diễn đàn Shangri-La năm nay.
Tàu Trung Quốc tìm cách ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam
Về sự kiện  này,  giáo sư Artha Nantachukra - chuyên gia về Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phupan, Thái Lan - đã có bài viết "Biển Đông làm nóng Diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 13-2014”.
Vietnam+ trân trọng giới thiệu bài viết:
Đối thoại Shangri-La 2014 - diễn đàn an ninh quan trọng và có uy tín nhất ở Châu Á sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến ngày 1/6 với sự tham gia của các đại biểu, quan chức đến từ nhiều cường quốc (Mỹ, Nhật, Trung Quốc…) và các nước liên quan của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các nhà phân tích, việc Bắc Kinh ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam sẽ làm nóng diễn đàn Shangri-La năm nay.
Nhất là khi các tàu chấp pháp, kiểm ngư của Việt Nam ra khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 để thực thi nhiệm vụ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Việt Nam bằng phương pháp hòa bình thì các tàu hộ tống gồm cả quân sự lẫn các tàu hải giám, ngư chính, máy bay của Trung Quốc đe dọa, khiêu kích, dùng phương tiện tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam.
Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 năm nay sẽ có sự tham gia của Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe - nhà lãnh đạo này sẽ trình bày diễn văn khai mạc vào tối 30/5.
Hầu như chắc chắn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đưa vấn đề Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông, vụ giàn khoan 981 vào bài phát biểu và kêu gọi tôn trọng pháp luật quốc tế.
Giới phân tích cho rằng, bên cạnh những tranh chấp chủ quyền tại Đảo Senkaku/Điếu Ngư thì vấn đề Biển Đông sẽ là một yếu tố tạo nên sự “đối đầu” Trung-Nhật tại diễn đàn lần này.
Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc Jack Kirby cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La 2014.
Bên lề Diễn đàn, Bộ trưởng Kim Kwan-jin sẽ nhóm họp song phương với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel và họp ba bên với ông Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera.
Đối phó với chủ nghĩa bành trướng và các hành vi đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông được kỳ vọng sẽ là ưu tiên trong các cuộc họp song phương bên lề đối thoại Shangri La 2014.
Trước đó, chính phủ Mỹ đã lên tiếng cảnh báo việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho đây là một hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn định khu vực.
Nhiều nghị sỹ Mỹ ra tuyên bố chung lên án việc Trung Quốc liên tục có những hành động gây căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời hối thúc thông qua nghị quyết của Thượng viện Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với tự do giao thông hàng hải trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải bằng con đường ngoại giao hòa bình.
Ngay trước thềm Đối thoại Shangri-la, ngày 28/5, Hội thảo quốc tế về Biển Đông với chủ đề “Căng thẳng gia tăng tại Biển Đông và những tác động tới an ninh khu vực” do Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS) tổ chức đã diễn ra tại khách sạn The Traders, Singapore, thu hút sự tham gia của hơn 50 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế.
Tại hội thảo, các đại biểu đã lên án yêu sách chủ quyền "Đường 9 đoạn" phi lý và phi pháp nhằm độc chiếm biển Đông, đặc biệt là sự việc ngày 2/5/2014 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán của Việt Nam.
Hành vi này đã vi phạm luật pháp quốc tế về biển, gây căng thẳng, phức tạp tình hình, đe dọa hòa bình, ổn định, tạo nguy cơ xung đột, chạy đua vũ trang, mất an toàn hàng hải, hàng không tại Biển Đông.
Kết luận của hội thảo kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ các bên tranh chấp giữ nguyên trạng, tôn trọng ranh giới pháp lý trên biển phù hợp với UNCLOS 1982 của các bên tranh chấp khác; đồng thời đưa ra quan điểm thống nhất phản đối Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hành động xâm phạm chủ quyền và vi phạm các quyền chủ quyền và tài phán của các nước ven Biển Đông nhằm gây phức tạp tình hình và cản trở tiến trình tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp. 

Tin nổi bật