Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực

(DS&PL) -

(ĐSPL) Trong 2 ngày 14 và 15/11, Hội thảo Quốc tế lần thứ VIII về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do học viện Ngoại giao (DAV)

(ĐSPL) Trong 2 ngày 14 và 15/11, Hội thảo Quốc tế lần thứ VIII về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do học viện Ngoại giao (DAV), quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) tổ chức đã diễn ra tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa).


Hội thảo có sự tham gia của gần 200 đại biểu, trong đó có gần 60 học giả quốc tế, 70 học giả và các đại biểu Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước đã tham gia đưa tin về sự kiện này.

Trong hai ngày làm việc, các đại biểu đã trình bày gần 30 tham luận, chia làm 7 phiên và 1 phiên đặc biệt về việc thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông dành cho các chuyên gia trẻ tuổi trình bày quan điểm của mình. Đặc biệt, lần đầu tiên có một phiên riêng (phiên 6) dành cho đại diện hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển các nước chia sẻ các biện pháp tương tác và phối hợp trên thực địa nhằm tránh các tình huống va chạm bất ngờ và thúc đẩy hợp tác trên biển.

Tại hội thảo, nhiều học giả nhận định tình hình Biển Đông đã bước sang giai đoạn mới. Theo đó, từ tháng 7/2016, ông Duterte nhậm chức Tổng thống Philippines đã thể hiện mong muốn khôi phục lại chính sách cân bằng các nước lớn. Quan hệ Trung – Phi có chiều hướng tốt hơn. Trong khi đó, kể từ sau Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vào ngày 12/7/2016, Bắc Kinh không tiến hành hành động trả đũa nào với Philippines. Ngoại trưởng Trung Quốc (TQ) Vương Nghị cũng tuyên bố: Trung Quốc sẵn sàng bước sang trang mới ở Biển Đông...


Về phía chính quyền địa phương, ông Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chia sẻ, tình hình Biển Đông thời gian qua có những biểu hiện đáng lo ngại, cạnh tranh nhiều khi lấn át hợp tác, luật pháp quốc tế có lúc có nơi không được tôn trọng, làm suy giảm lòng tin giữa các dân tộc trên Biển Đông. “Hơn lúc nào hết, tình hình Biển Đông hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về một giải pháp lâu dài cho các tranh chấp trong khu vực này cũng như các cơ chế cần thiết để duy trì trật tự và pháp luật trên biển. Ở Biển Đông, không chỉ có vấn đề hòa bình, ổn định, mà cả những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, sinh kế của các cộng đồng ven biển và tính bền vững của hệ sinh thái đại dương”, ông Quang nhấn mạnh.

Bên cạnh chương trình chính, Hội thảo lần này cũng tiếp tục tổ chức Chương trình Các nhà Lãnh đạo trẻ (YLP) tập hợp 8 nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh tiến sĩ từ 7 quốc gia với mục tiêu xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu trẻ về Biển Đông và thảo luận về các ý tưởng, sáng kiến hợp tác mới vì hòa bình và phát triển ở Biển Đông.

NGUYỄN HƯNG

Tin nổi bật