Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Biên chế “giảm nhỏ giọt, tăng vượt khung”

(DS&PL) -

Nghịch lý “giảm nhỏ giọt, tăng vượt khung” trong quá trình tinh giản biên chế khiến dư luận xã hội quan ngại việc một số đơn vị, bộ ngành “lách” luật để lập thêm đầu mối,

Nghịch lý “giảm nhỏ giọt, tăng vượt khung” trong quá trình tinh giản biên chế khiến dư luận xã hội quan ngại việc một số đơn vị, bộ ngành “lách” luật để lập thêm đầu mối, đơn vị; hoặc có sự e ngại đụng chạm của bộ phận cán bộ... Để rộng đường dư luận, PV báo ĐS&PL đã có trao đổi với các đại biểu Quốc hội, chuyên gia. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình).

 PV: Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến vào dự thảo báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2016. Cá nhân ông suy nghĩ thế nào về vấn đề quản lý và tinh giản biên chế?

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: Điều đầu tiên tôi quan tâm là hiện nay, chất lượng đội ngũ cán bộ không tinh thông, chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu thực tiễn. Do đó, trong điều hành và công việc nói chung có những điểm hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao. Thêm nữa, biên chế bộ máy hành chính rất cồng kềnh, gây lãng phí. Cũng có những việc do bộ máy hành chính tạo nên những cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” chứ không phải bản thân họ muốn như vậy. Thực tế, có những công việc, cán bộ đến cơ quan chỉ ngồi chơi, chứ không có việc gì để làm, hoặc làm thì hiệu quả rất ít. Tôi lấy ví dụ đơn giản, hiện nay tất cả các trường học đều có y tế học đường, trong khi trường học rất gần trung tâm y tế, bệnh viện. Bản thân người làm y tế học đường cũng chỉ có thể sơ cứu những trường hợp bình thường, còn nguy kịch vẫn phải chuyển sang bệnh viện. Như vậy là cơ chế tạo ra công việc của họ. Trong tuyển dụng cũng có những vấn đề làm cho năng lực cán bộ kém đi. Có thể đơn cử như, trong tuyển viên chức có phần phỏng vấn, rất dễ bị lợi dụng, không loại trừ việc quen biết hay gửi gắm. Trong luật Công chức, Viên chức cũng cần sửa đổi. Ví dụ quy định 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ buộc thôi việc, nhưng tiêu chí không hoàn thành nhiệm vụ lại không rõ ràng. Trong cơ chế sắp xếp bộ máy nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.

PV: Theo ông, có cần xác định lại chức năng của từng bộ, ngành, chấm dứt tình trạng lách luật, lách nghị định để tăng biên chế?

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: Tăng biên chế vượt khung có một số nguyên nhân, trong đó đáng chú ý là sức ép từ việc xã hội dư thừa lao động. Vì dư thừa nên người nào cũng muốn có việc làm. Bản thân có lãnh đạo đơn vị, bộ, ngành cũng có con, cháu, họ hàng và muốn tìm cách mở rộng phạm vi biên chế. Chính quá trình quản lý không chặt nên các bộ, địa phương tùy tiện, lợi dụng để thực hiện tăng biên chế.

PV: Trung ương đã rất quyết liệt trong tinh giản biên chế, nhưng cấp dưới không thực hiện nghiêm thì câu chuyện tinh giản biên chế sẽ khó thực hiện?

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: Thực ra, tôi đã từng phát biểu vấn đề tinh giản biên chế từ Quốc hội khóa 13, sao 10 năm tinh giản, không những không giảm mà biên chế còn phình to. Trong quá trình thực hiện tinh giản, biên chế càng tăng cũng có thể do một số đơn vị được tách ra, thành lập mới. Trong quá trình tinh giản biên chế, nhu cầu của mỗi lĩnh vực tăng lên đòi hỏi biên chế tăng lên. Cần có đề án về bố trí kinh phí và việc làm cụ thể. Từ đó, có giải pháp quản lý về biên chế, không được tăng biên chế tùy tiện. Ví dụ, quy định cụ thể, dân số tỉnh A bao nhiêu, tương ứng bao nhiêu sở, ngành và số lượng cán bộ phù hợp. Cùng 1 triệu dân mà tỉnh A có 30 cán bộ, tỉnh B có 50 cán bộ là không được. Qua giám sát lần này, cơ quan chức năng đã phát hiện ra vấn đề thì tôi tin, việc tinh giản biên chế sẽ có những thay đổi đột biến. Quốc hội đã giám sát, rồi sẽ có nghị quyết về vấn đề này, chắc chắn sẽ có chuyển biến.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!
D.T – Đ.T
(ĐS&PL Chủ nhật, số 99)

Tin nổi bật