Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí quyết ăn bánh chưng đúng cách tốt cho sức khỏe

(DS&PL) -

Bánh chưng là món ăn giàu năng lượng, nếu biết cách ăn, bánh chưng sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Bánh chưng là món ăn giàu năng lượng, nếu biết cách ăn, bánh chưng sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Vào ngày Tết, ngày rằm, lễ lạt, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng gia tiên. Đây là món ăn mang đậm truyền thống và văn hóa của Việt Nam, rất giàu dinh dưỡng và năng lượng.

Bánh chưng gồm có gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn ướp tiêu hành được gói trong lá dong theo đúng ý nghĩa "tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong" tượng trưng cho đất đai tươi xanh, có rừng cây và các loài động vật sinh sống… Bánh chưng được ninh đủ 24 giờ, nén kỹ cho bánh, là thứ lương thực để ăn dần trong mấy ngày Tết.

Bánh chưng được làm từ gạo nếp, 100 g gạo nếp có 344 kcal. Thông thường một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh. Vì vậy, đồ nếp nói chung, bánh chưng nói riêng khiến nhiều người có cảm giác no lâu

Ăn bánh chưng kèm với rau xanh và hoa quả

Bánh chưng là thực phẩm rất giàu năng lượng, nhiều chất bột đường từ gạo nếp, chất béo từ thịt mỡ và đạm từ đậu xanh nhưng lại không có chất xơ và các loại vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và ăn bánh chưng không bị ngán, bạn nên ăn kèm với rau xanh và hoa quả tươi.

Bên cạnh việc ăn kèm bánh chưng với hoa quả và rau, bạn cũng có thể sử dụng chung với dưa muối, dưa hành. Đây là các loại dưa muối phổ biến trong những ngày Tết, giúp bạn cảm thấy đỡ ngán với các thức ăn nhiều dầu mỡ.

Lưu ý, bánh chưng khá mặn, khi ăn kèm với dưa muối sẽ chứa hàm lượng muối cao, có thể gây tăng tiết a-xít dịch vị nếu bạn ăn nhiều. Chính vì vậy, những người thừa cân, cao huyết áp, có bệnh lý về dạ dày, tiểu đường… không nên dùng nhiều bánh chưng và dưa muối.

Hạn chế ăn bánh chưng rán

Tiết trời Tết tại miền Bắc thường lạnh, vì vậy một số người có sở thích ăn bánh chưng rán. Bánh chưng khi rán lên hương vị sẽ hấp dẫn điều này đồng nghĩa với việc sẽ ăn nhiều hơn.

Bánh chưng đã chứa nhiều chất béo, khi rán trong dầu mỡ, lượng chất béo lại càng tăng. Ăn nhiều chất béo nguy cơ tăng cân và đặc biệt không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận.

Ăn nhiều bánh chưng rán sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu... Vì vậy, với món này, bạn cần ăn một cách điều độ, kiềm chế, nhất là với người thừa cân.

Chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc trưa

Ăn bánh chưng vào buổi tối sẽ khiến bụng đầy hơi, khó tiêu, khó ngủ. Vì vậy, nếu thích món này bạn chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Lượng bánh chưng nạp vào cơ thể tốt nhất chỉ nên khoảng 100g bánh, tức 1/10 cái bánh chưng.

Không ăn bánh chưng mốc

Do nhiều gia đình vẫn có thói quen gói bánh chưng với số lượng nhiều để ăn dài ngày trong dịp Tết. Việc bảo quản bánh chưng là rất quan trọng vì nếu bảo quản không tốt sẽ dẫn đến mốc, lên men.

Với bánh chưng mốc, nhiều người có thói quen tiếc của nên gọt bỏ phần mốc, rán lên, bánh vẫn giữ được mùi thơm và ngon đặc trưng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm.

Để tránh mốc, bánh chưng nên bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5-10 độ C.

Bảo quản bánh chưng cho đúng

Khi sử dụng bánh chưng, bạn cũng cần biết bảo quản làm sao có thể dùng được lâu mà vẫn giữ nguyên được mùi vị của loại bánh truyền thống này.

Sau khi nấu chín bánh chưng, bạn nên rửa lại bằng nước sạch, sau đó ép bánh chưng bằng một vật nặng để bánh nén chặt hơn.

Bạn nên treo bánh ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp. Hoặc bạn cũng có thể bảo quản bánh chưng trong ngăn mát của tủ lạnh. Tuy nhiên, ăn đến đâu thì dùng dao cắt nguyên cả vỏ bánh đến đó, phần còn lại dùng màng bọc thực phẩm bọc lại. Việc này giúp cho phần bánh hở ra do bị cắt không bị cứng và bánh không bị lẫn mùi các loại thực phẩm khác trong tủ.

Bánh để trong tủ lâu dễ bị "lại gạo", tức là phần nếp bị cứng, hạt nếp bị co lại như bị sống, bạn chỉ cần hâm lại trong lò vi sóng hoặc hấp cách thủy, bánh sẽ lại mềm như mới.

Được biết, với kỹ thuật gói khéo léo, hương vị đậm đà, thơm dẻo của gạo nếp, vị cay của hạt tiêu, vị mặn của muối; bùi bùi của đỗ xanh và béo ngậy của nhân thịt, nhiều năm qua, bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên đã trở thành thương hiệu, được nhiều khách hàng săn tìm.

Bánh chưng được làm bằng những hạt gạo nếp nương Điện Biên dài, chắc, mẩy, mười hạt như mười nên khi bánh được ninh nhừ đến mấy vẫn giữ nguyên được hình dáng hạt gạo, bánh dền. Đặc biệt, dù có để đến hạn cuối cùng của việc bảo quản, bánh vẫn không hề bị lại gạo - vẫn giữ được độ dẻo, thơm và màu xanh như bánh mới.

Thịt lợn gói bánh là loại lợn mán giống hiếm, người dân tộc nuôi ba năm mới cho thu hoạch một lứa, có giá thành đắt gấp ba, bốn lần thịt lợn siêu nạc. Lợn nuôi khỏe mạnh, chăm hoàn toàn dân dã, không có thức ăn công nghiệp nên thịt rất chắc thơm, không sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng. Do đó thịt luôn có lớp mỡ béo ngậy, tỉ lệ mỡ cao gấp 3 lần nạc. Khi luộc bánh đủ 12 tiếng thịt mỡ tan ra, ngấm vào đỗ tạo nên hương vị béo ngậy khó quên.

Đỗ xanh làm nhân bánh được chọn từ những vùng quê chuyên trồng đỗ. Khi nấu bở tơi, bùi béo, vàng óng ả. Chiếc bánh còn chứa đựng hương vị của thiên nhiên nắng gió, của núi rừng Tây Bắc khi được bọc bằng chiếc lá dong rừng thơm ngát.

Nguyễn Hà (T/h)

Tin nổi bật