Hai bên dao nạo rau củ luôn có hai phần nhô ra trông giống như hai cái tai. Nhiều người cho rằng thiết kế này nhằm mục đích trang trí nhưng trên thực tế, hai “tai nhỏ” này có chức năng riêng.
Khi gọt khoai tây, cà rốt hay táo, lê…, bạn chắc hẳn đã từng gặp tình huống vỏ còn sót lại ở những vết lõm nhỏ trên bề mặt. Nếu dùng dao để cạo thì sẽ rất dễ lãng phí thịt quả hoặc bị tổn thương tay.
Khi này, phần "tai nhỏ" của dao nạo rau củ sẽ phát huy công dụng. Bạn chỉ cần đặt phần đầu nhọn vào khe hở, rồi nhẹ nhàng gạt một cái, phần vỏ thừa sẽ rơi ra ngay lập tức. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà còn giữ cho bàn tay của bạn an toàn hơn khi không phải dùng dao để khoét.
Không phải ai cũng biết về công dụng của phần "tai nhỏ" trên dao nạo rau củ. Ảnh minh họa
Để tối ưu hóa công dụng của phần “tai nhỏ” và kéo dài tuổi thọ của dao nạo rau củ, việc bảo dưỡng là điều hết sức quan trọng. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng:
Làm sạch đúng cách
Sau mỗi lần sử dụng, bạn hãy rửa dao nạo rau củ dưới vòi nước chảy nhằm loại bỏ các mảnh vỏ và cặn bã. Bạn sử dụng bàn chải nhỏ để làm sạch các lỗ nhỏ, đảm bảo không có mảnh vụn nào bám lại.
Bảo quản cẩn thận
Bạn nên tránh để dao nạo rau củ chung với các dụng cụ nhọn khác khiến lưỡi dao bị cùn. Thay vào đó, bạn có thể treo lên hoặc đặt dao nạo trong một ngăn riêng biệt của kệ đồ dùng bếp.
Kiểm tra định kỳ
Bạn cần định kỳ kiểm tra lưỡi dao và chiếc lỗ nhỏ xem có dấu hiệu của gỉ sét hay không. Nếu có thì hãy sử dụng giấm hoặc baking soda để làm sạch.
Mài lưỡi dao
Chiếc lỗ nhỏ không cần mài, tuy nhiên, lưỡi dao chính là phần quan trọng cần được mài bén định kỳ nhằm đảm bảo hiệu quả cắt gọt.