Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí mật sức mạnh của quốc gia được mệnh danh là "Trung Quốc" của châu Phi

(DS&PL) -

Trung Quốc và Ethiopia được cho là có cùng tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc, một bề dày lịch sử giàu giá trị văn hóa và một niềm tin vào tương lai thành công.

Trung Quốc và Ethiopia được cho là có cùng tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc, một bề dày lịch sử giàu giá trị văn hóa và một niềm tin vào tương lai thành công.

Nhiều chuyên gia kinh tế đang so sánh Ethiopia như một "Trung Quốc của châu Phi” trong bối cảnh kinh tế đầy triển vọng. Tốc độ tăng trưởng của Ethiopia dự kiến ​​sẽ là 8,5% trong năm 2018 và con số này của Trung Quốc là 6,5%. Trong thập kỷ qua, Ethiopia đã đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 10%. Ngoài những con số ấn tượng, cả hai quốc gia đều tin tưởng vào đà phát triển bền vững và những tiềm năng tuyệt vời.

Một lịch sử hình thành giàu giá trị văn hóa

Lịch sử Trung Quốc với bề dày hàng ngàn năm đã nổi tiếng khắp thế giới. Các vương quốc và triều đại lịch sử, địa danh và học thuyết đã cuốn hút hàng triệu người mê phim điện ảnh và tiểu thuyết dã sử. Ngôi mộ của Khổng Tử đến nay vẫn là điểm du lịch hàng đầu.

Một ga tàu tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia - Ảnh: Diplomat

Lịch sử hình thành này là lợi thế của Trung Quốc để nhanh chóng xây dựng một quốc gia hiện đại và văn minh. Sự gia tăng nhanh chóng của cơ sở hạ tầng và giáo dục đã mở đường cho quốc gia này trở thành một trong hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ethiopia có một bức tranh lịch sử tương đồng với Vương quốc Aksumite có niên đại từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Các chế độ tiếp theo trong thời Trung cổ và cận đại gần như duy trì thể chế quyền lực không thay đổi. Một số người Ethiopia hiện nay thậm chí yêu cầu truy tìm dòng dõi của họ bởi niềm tin họ là các hậu bối của vua Solomon trong Kinh Thánh.

Nói cách khác, quá trình tổ chức, quản trị cấp quốc gia đã được tiến hành trong một thời gian dài. Chính sức mạnh của hệ thống chính trị Ethiopia đã cho phép quốc gia nhỏ bé này chống lại chủ nghĩa thực dân - một thành tựu hiếm có. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chính phủ nước này tiến hành cải cách từ năm 1970 và đã sở hữu cơ sở hạ tầng khá tốt theo tiêu chuẩn khu vực. Hãng hàng không Ethiopian Airlines thuộc sở hữu nhà nước hoạt động hiệu quả và tiêu chuẩn dịch vụ cao.

Tinh thần tự tôn tuyệt đối

Người dân Ethiopia luôn thể hiện một sự nhiệt tình đáng yêu cho đất nước và văn hóa của họ. Có lẽ đó không phải là điều bất thường ở một quốc gia đang phát triển nhanh chóng nhưng cách họ kết nối với lịch sử và văn hóa quốc tế thật sự ấn tượng.

Ga tàu tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: Xinhua

Tương tự người Trung Quốc, người Ethiopia nhận thức sâu sắc về những thành công và vai trò của mình trong quá khứ. Giống như nhiều người Iran, họ nghĩ mình là một nền văn minh độc lập.

Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và văn minh

Trong thủ đô Addis Ababa, một hệ thống đường sắt nhẹ hoàn hảo hơn mọi quốc gia châu Phi khác, đập thủy điện lớn và đường sắt cao tốc tới Djibouti cùng hàng chục tòa cao ốc có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Phần lớn trong số đó có vốn đầu tư từ Trung Quốc. Đó cũng có thể là một giá trị văn hóa mới độc đáo của người Ethiopia khi họ thậm chí đã dựng tượng đài kỷ niệm ngày người dân học được cách lái xe như người Anh và người Ý.

Ở Trung Quốc, những cuộc cách mạng phát triển văn hóa – văn minh đang làm dậy sóng nhiều luồng tranh cãi nhưng không ai có thể phủ nhận sức phát triển kinh tế thần tốc do chủ nghĩa mới mang đến và tập trung vào cơ sở hạ tầng là một trong số đó.

Ngoài các ưu điểm, Trung Quốc và Ethiopia có cùng những khó khăn về lãnh thổ nhiều địa hình trắc trở, quá nhiều các sắc tộc với chính quyền tự trị. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn đang đặt niềm tin vào một Ethiopia phát triển.

Thu Phương (Theo Diplomat)

Tin nổi bật