Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn nêu lý do không mời luật sư

(DS&PL) -

Trong giai đoạn lấy lời khai, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn không mời luật sư vì cho rằng làm đúng quy định của PVN nên đã tự bào chữa cho mình.

Trong giai đoạn lấy lời khai, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn không mời luật sư vì cho rằng làm đúng quy định của PVN nên đã tự bào chữa cho mình.

Sáng nay (13/1), TAND TP.Hà Nội tiếp tục phiên xét xử đối với ông , nguyên Chủ tịch HĐTV tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) và 20 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại PVN và PVC.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó Tổng giám đốc PVN.

Theo VKS truy tố: Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó TGĐ PVN biết rõ Hợp đồng EPC số 33 được ký trái quy định nhưng vẫn chỉ đạo Ban QLDA tạm ứng 6.607.500 USD và 1.312.076.568.646 đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng 1.115.868.979.065 đồng sai mục đích không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2 gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 119.804.660.196 đồng.

Hành vi của bị can Nguyễn Xuân Sơn phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 3, Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999 và bị VKS đề nghị mức án từ 10-11 năm tù.

Trước đó, trong phiên xử sơ thẩm vụ án kinh tế xảy ra tại ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), ông Sơn (từng giữ chức TGĐ OceanBank) đã bị tuyên án tử hình về các tội Tham ô, Chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái.

Luật sư Lê Đình Ứng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho biết, giai đoạn lấy lời khai, ông Sơn không mời luật sư vì cho rằng làm đúng quy định của PVN nên đã tự bào chữa cho mình. Tuy nhiên, sau đó vì lý do sức khỏe nên bị cáo Sơn đã thay đổi ý định, tức là mời luật sư giúp mình trình bày trong vụ án.

Luật sư Ứng nêu quan điểm bào chữa: “Chủ trương xây dựng dự án NMNĐ Thái Bình 2 đã được lập trước khi ông Sơn về PVN (trước đó ông Sơn công tác tại ngân hàng TMCP Đại Dương – OceanBank), các tài liệu chứng cứ đã thể hiện rõ. Ông Đinh La Thăng, ông Phùng Đình Thực – nguyên TGĐ PVN cũng đã khai nhận rõ... Như vậy ông Sơn không được tham gia đàm phán, phê duyệt dự án”.

Từ đó, luật sư khẳng định HĐTV, Chủ tịch HĐTV và TGĐ của PVN đã phân công cho Nguyễn Quốc Khánh – nguyên Phó TGĐ PVN phụ trách, hoàn thiện hợp đồng chuyển đổi từ Hợp đồng EPC số 33 (để thực hiện dự án Thái Bình 2) sang Hợp đồng 4194 (chuyển chủ đầu tư từ công ty con về PVN).

Ông Nguyễn Xuân Sơn không được biết sai phạm tại Hợp đồng EPC số 33 nói trên bởi trong Ban chuyên theo dõi về điện, than không có bị cáo Sơn (bị cáo Sơn phụ trách tài chính kế toán).

“Xuyên suốt các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ thì ngay trong bản cáo trạng cũng không hề có nội dung nào thể hiện bị cáo Sơn biết Hợp đồng 33 có sai sót. Cũng không có nội dung nào về ai báo cáo với bị cáo Sơn việc sai sót này”, luật sư Ứng nêu.

Về việc cho PVC ứng tiền theo Hợp đồng EPC số 33, luật sư Ứng khẳng định ban Quản lý dự án NMNĐ Thái Bình 2 do ông Vũ Hồng Chương làm Trưởng ban và có quy chế quản lý tài chính riêng. Ông Sơn không trực tiếp ứng tiền cho PVC, chỉ chuyển cho ban Quản lý dự án.

“Căn cứ vào cuộc họp tại công trường ngày 3/6/2011, Chủ tịch HĐTV (ông Đinh La Thăng) đã có chỉ đạo ứng vốn cho PVC 10% nhưng hiệu lực hợp đồng 33 vẫn giữ như cũ… Bị cáo Sơn thực hiện đúng theo nhiệm vụ được phân công”, luật sư Ứng nói.

Cũng theo quan điểm của luật sư thì việc ông Sơn chuyển tiền từ PVN sang Thái Bình 2 hoàn toàn theo quy chế tài chính của PVN và theo quy định hiện hành.

Theo Luật sư Ứng, việc truy tố bị cáo Sơn về hành vi cố ý làm trái là không đúng, có chăng đây là sự thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng… Từ các căn cứ trên, luật sư đề nghị tòa áp dụng các tình tiết có lợi để xem xét cho bị cáo Sơn.

Tư Viễn

Tin nổi bật