Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bị cáo buộc xẻ thịt đất công, chủ đầu tư dự án nói gì?

(DS&PL) -

Tổng Công ty SX-XNK Bình Dương cho rằng khu đất 43ha của mình ở Bình Dương không phải là đất công như một số thông tin phản ánh.

Tổng Công ty SX-XNK Bình Dương cho rằng khu đất 43ha của mình ở Bình Dương không phải là đất công như một số thông tin phản ánh.

Hiện trạng khu đất vẫn đang hoang hóa

Công ty này cho biết, thời gian qua có nhiều thông tin Tổng Công ty sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình chuyển nhượng đất cho công ty liên doanh, liên kết với giá rẻ bất thường.

Đại diện doanh nghiệp này cho hay, Tổng Công ty Bình Dương nói rằng nguồn vốn mà Tổng Công ty sử dụng để đền bù giải phóng mặt bằng Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị Bình Dương (gọi tắt Khu liên hợp - PV) không xuất phát từ ngân sách nhà nước.

Cụ thể, vào năm 2003, Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển Khu liên hợp với mục tiêu xây dựng thành phố Bình Dương phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ.

Cho đến năm 2004, thực hiện chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào Khu liên hợp có diện tích 4.200 ha của UBND tình Bình Dương, Tổng Công ty được chấp thuận chủ trương cho tham gia đền bù và đầu tư khu dịch vụ 567,3 ha theo Hợp đồng đền bù mặt bằng đất đai và đầu tư công trình tạo lực tại Khu liên hợp CN-DV-ĐT Bình Dương số 06/HĐ ngày 24/11/2004. Đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt ngày 29/11/2004.

Thực hiện Hợp đồng đền bù giải phóng mặt bằng đất đai và đầu tư công trình tạo lực tại Khu liên hợp, Tổng Công ty đã vay ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – SGDII và huy động vốn từ việc hợp tác kinh doanh với các đơn vị liên doanh, liên kết để có vốn trả tiền đền bù cho Ban quản lý khu liên hợp.

Một phần phụ lục về nguồn vốn đền bù, giải phóng mặt bằng được Tổng Công ty Bình Dương đính kèm trong thông cáo báo chí thể hiện rõ nguồn vốn từ vay ngân hàng và hợp tác kinh doanh

Trong thông cáo báo chí vừa được phát đi, Tổng Công ty này cho biết doanh nghiệp đã xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào Khu liên hợp theo quy hoạch được phê duyệt để có nguồn thu trả nợ vay. Hơn nữa, Tổng Công ty đã hoàn tất việc đền bù giải phóng mặt bằng từ năm 2004, được Ban quản lý Khu liên hợp bàn giao thực địa và mốc ranh đất theo biên bản ngày 01/06/2006. Từ năm 2010 đến 2013 Tổng Công ty được UBND tỉnh Bình Dương giao đất làm nhiều lần và được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.

“Như vậy, các khu đất mà các bài báo đề cập không phải đất công có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, mà khu đất này do Tổng Công ty đền bù giải phóng mặt bằng từ  nguồn vốn vay ngân hàng và huy động vốn từ các Công ty liên doanh, liên kết. Thuật ngữ “đất công” không phải là thuật ngữ pháp lý, có ý nghĩa rất nhạy cảm vì có thể hiểu theo nhiều hướng khác nhau và ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, quốc gia. Tuy nhiên, nhiều bài báo đã sử dụng thuật ngữ này mà không dựa trên bất kỳ căn cứ pháp luật nào về người sử dụng đất, nguồn vốn sử dụng để bồi thường mặt bằng, ...”, thông cáo của Tổng Công ty Bình Dương khẳng định.

Thu Trang

Tin nổi bật