Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí ẩn loài vật "mù" quý hiếm bậc nhất thế giới, mới được phát hiện, chỉ có duy nhất ở Việt Nam

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Loài này có hình dáng tương tự loài giun đất, dài khoảng 11 cm, với cơ thể trơn bóng và không có chân, đôi mắt của nó đã hoàn toàn thoái hóa, bị vảy che phủ.

Người đưa tin cho biết, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Zootaxa , nhóm các nhà khoa học Nga và Việt Nam đã phát hiện ra một loài thằn lằn mới bị mù hoàn toàn và không có chân sống tại Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Loài thằn lằn mới được đặt tên dựa theo nơi phát hiện ra nó: "Ninh Thuận blind skink" (Thằn lằn mù Ninh Thuận hoặc thằn lằn giun Ninh Thuận). Thằn lằn mù Ninh Thuận có tên khoa học Dibamus tropcentr Kliukin, Nguyen, Bragin & Poyarkov, 2023, lần đầu tiên mô tả và công bố trên tạp chí Zootaxa hôm 1/12/2023.

Loài thằn lằn mới được đặt tên dựa theo nơi phát hiện ra nó: "Ninh Thuận blind skink". Ảnh sưu tầm.

Loài thằn lằn này được đặt tên khoa học là Dibamus tropcentr, gắn liền với Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Công nghệ nhiệt đới Việt – Nga, nơi có hơn 35 năm nghiên cứu về sinh thái và đa dạng sinh học của Việt Nam. Đây là loài thứ 7 thuộc giống Dibamus được ghi nhận tại Việt Nam, nâng tổng số loài này trên thế giới lên con số 25.

Thằn lằn mù Ninh Thuận có hình dáng tương tự loài giun đất, dài khoảng 11 cm, với cơ thể trơn bóng và không có chân. Điểm đặc biệt của loài này là đôi mắt của nó đã hoàn toàn thoái hóa, bị vảy che phủ, khiến chúng không thể nhìn thấy. Môi trường sống của loài thằn lằn này chủ yếu là dưới đất, trong những khu vực ẩm thấp và gần tổ mối – nguồn thức ăn yêu thích của chúng. Chính vì lối sống ẩn mình và môi trường sống khắc nghiệt, việc phát hiện chúng trở nên vô cùng khó khăn.

Để tìm ra loài thằn lằn mù này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tại Vườn quốc gia Núi Chúa từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023. Bằng cách theo dõi dấu vết của loài mối bụng vàng, họ đã phát hiện ra con thằn lằn mù Ninh Thuận nằm dưới những khúc gỗ mục nát. Khi bị bắt, loài thằn lằn này có phản xạ tự vệ bằng cách nhăn nheo vảy, tương tự như cơ chế tự vệ của một số loài sâu bướm.

Để tìm ra loài thằn lằn mù này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tại Vườn quốc gia Núi Chúa từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023. Ảnh sưu tầm.

Theo Báo Tuổi trẻ, các nhà khoa học cho biết việc xác định thằn lằn mù Ninh Thuận là loài mới dựa trên kiểu vảy, tỉ lệ cơ thể và các đặc điểm vật lý tinh vi khác. Tuy nhiên nghiên cứu không cung cấp phân tích DNA của loài này vì thiếu dữ liệu di truyền của các loài thằn lằn mù khác.

Thằn lằn mù Ninh Thuận đã được tìm thấy tại hai địa điểm khác nhau ở Vườn quốc gia Núi Chúa.

Theo các nhà nghiên cứu, chúng có kích thước quần thể khá nhỏ và dường như phân bố hẹp tại Vườn quốc gia Núi Chúa. Các mối đe dọa đối với Dibamus tropcentr cũng chưa được biết đến nhiều, tuy nhiên loài này có khả năng liên quan chặt chẽ đến môi trường sống, cụ thể được tìm thấy trong các khu rừng thường xanh khô ven biển ở độ cao thấp (200-280m).

Tin nổi bật