Sâu thẳm trong lòng "Hố Quỷ" (Devils Hole) nằm tại Thung lũng Chết, Nevada, một loài cá nhỏ bé mang tên cá nhộng lỗ quỷ (mojiang) đang lặng lẽ đấu tranh sinh tồn. Loài cá cực kỳ quý hiếm này, thuộc họ Cyprinid Cyprodontidae, chỉ dài tối đa 3cm và sống biệt lập tại môi trường khắc nghiệt bậc nhất thế giới.
Loài cá cực kỳ quý hiếm này, thuộc họ Cyprinid Cyprodontidae. Ảnh: DNVN
"Hố Quỷ" thực chất là một hồ nước nóng nằm trong hang động đá vôi thuộc Sa mạc Mojave. Mặc dù vùng đất này nổi tiếng với cái nóng như thiêu đốt, từng ghi nhận nhiệt độ kỷ lục 56,7 độ C, cá nhộng lỗ quỷ vẫn tồn tại trong hang động này từ thời Kỷ Băng Hà. Mãi đến năm 1930, loài cá đặc biệt này mới được con người phát hiện.
Cá nhộng lỗ quỷ được đánh giá là còn quý hiếm hơn cả gấu trúc. Tuy nhiên, sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vào tháng 4/2016, ba du khách đã xâm nhập trái phép vào khu vực "Hố Quỷ", gây ô nhiễm môi trường sống và làm chết nhiều trứng cá. Sự việc này khiến số lượng cá nhộng lỗ quỷ giảm xuống chỉ còn khoảng 38 con, đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng.
Cá nhộng lỗ quỷ được phát hiện vào năm 1930. Ảnh: Baidu
Các nhà khoa học đã nỗ lực tìm cách bảo tồn loài cá đặc biệt này, bao gồm cả việc nhân giống nhân tạo, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Mỗi lần sinh sản, cá nhộng lỗ quỷ cái chỉ đẻ duy nhất một quả trứng, khiến việc duy trì nòi giống càng thêm khó khăn.
"Hố Quỷ" là một hồ nước có diện tích bề mặt khoảng 22m x 3,5m và độ sâu hơn 130m. Cá nhộng lỗ quỷ sinh sống ở độ sâu 24m, nơi nhiệt độ nước ổn định ở mức 33 độ C. Nguồn thức ăn của chúng bao gồm bọ cánh cứng, ốc sên, tảo và động vật giáp xác nước ngọt.
Bản sao của Hố Quỷ được xây dựng nhằm mục đích bảo tồn loài cá nhộng quỷ. Ảnh: Baidu
Các nhà khoa học tin rằng cá nhộng lỗ quỷ đã sống trong "Hố Quỷ" từ khoảng 60.000 năm trước. Có giả thuyết cho rằng chúng đến đây thông qua hệ thống nước ngầm. Điều thú vị là, những trận động đất lớn cũng có thể ảnh hưởng đến sự sinh sản của loài cá này.
Hàng triệu đô la đã được chi ra để bảo tồn cá nhộng lỗ quỷ, ước tính lên tới hơn 90 tỷ đồng. Con số này đã gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nỗ lực bảo tồn đã mang lại kết quả tích cực. Tính đến tháng 4/2022, số lượng cá nhộng lỗ quỷ đã tăng lên 175 con.