Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bệnh viện Nhi đồng 2 sử dụng 20.000 que test xét nghiệm "trôi nổi"

(DS&PL) -

Mua sắm vật tư y tế, hóa chất của bệnh viện không thuộc trường hợp chỉ định thầu, thế nhưng Bệnh viện Nhi đồng 2 “lách luật” bằng cách “mượn” que test xét nghiệm.

Mua sắm vật tư y tế, hóa chất của bệnh viện không thuộc trường hợp chỉ định thầu, thế nhưng Bệnh viện Nhi đồng 2 “lách luật” bằng cách “mượn” que test xét nghiệm của Công ty Vietlab. Không những vậy, những que test xét nghiệm của Công ty Vietlab chưa được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.

“Mượn” que test xét nghiệm “trôi nổi”

Năm 2018, bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) có tổ chức đấu thầu và mua 40.000 test xét nghiệm sốt xuất huyết dạng test "NS1AGg". Đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần Vật tư Y tế Hồng Thiện Mỹ, giá trúng thầu 99.750 đồng/test.

Đến tháng 2/2019, sau khi sử dụng hết số test trên, thay vì lập một gói thầu mới để tiếp tục mua test phục vụ xét nghiệm, bệnh viện Nhi đồng 2 lại đi "mượn" và sử dụng 20.000 que test xét nghiệm sốt xuất huyết Biopanda (Dengue NS1 Rapid) của Cộng ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Vietlab (Công ty Vietlab).

Cụ thể: từ ngày 2/1 đến ngày 16/5, bệnh viện Nhi đồng 2 đã “mượn” đến 20.000 que thử sốt xuất huyết của Công ty Vietlab. Mặt hàng mà Công ty Vietlab đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 có tên thương mại Biopanda, với giá 69.500 đồng/que thử.

Dưới hình thức “mượn” que thử, Công ty Vietlab đã dễ dàng trở thành nhà cung cấp 20.000 que thử có trị giá tới 1,39 tỷ đồng vào Bệnh viện Nhi đồng 2 mà không qua đấu thầu.

Theo thông tư 58/2016/TT-BTC quy định: Bất cứ hàng hóa, thiết bị nào có giá trị hơn 100 triệu đồng đều phải tổ chức đấu thầu. Vì vậy, việc "mượn" test Dengue NS1 Rapid có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tử Hiếu - Vụ phó Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế (bộ Y tế) khẳng định hành vi "mượn" test xét nghiệm của Bệnh viện Nhi đồng 2 là hoàn toàn trái với quy định: "Chúng tôi đã đề nghị sở Y tế TP.HCM có công văn giải trình từ tháng 10/2019. Các bộ test xét nghiệm không có giấy lưu hành và có thể coi là hàng trôi nổi, không đảm bảo chất lượng", ông Hiếu khẳng định. Ông Hiếu cũng cho biết Bệnh viện Nhi đồng 2 hoàn toàn không báo cáo về việc mượn hay đấu thầu vật tư y tế .

Theo báo cáo của sở Y tế TP.HCM gửi Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế, toàn bộ 20.000 que test được "mượn" của Công ty Vietlab hoàn toàn không có giấy đăng ký lưu hành.

Mặt khác, bệnh viện Nhi Đồng 2 nhập hàng mượn của Công ty Vietlab mà không có hóa đơn đầu vào, vì test của Công ty Vietlab hiện nay chưa được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.

Nếu không có hoá đơn đầu vào cho mặt hàng test xét nghiệm Biopanda thì Bệnh viện Nhi đồng 2 không thể xuất hoá đơn đầu ra cho bệnh nhân theo đúng quy định, dẫn đến việc các hoá đơn xuất cho bệnh nhân bị đặt dấu hỏi lớn về nguồn gốc và cơ sở pháp lý. Đồng thời, nếu một lượng lớn test xét nghiệm nghi là lậu này không được bệnh viện Nhi đồng 2 làm hóa đơn cho bệnh nhân, thì số tiền người dân nộp vào cho bệnh viện sẽ được đóng thuế như thế nào?

Ngoài ra, theo tài liệu, nhiều hoá chất vật tư đã được bệnh viện Nhi đồng 2 “mượn” trước rồi đấu thầu sau với giá trị lớn.

Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.

Vì sao chưa xử lý?

Vì những dấu hiệu sai phạm về tính hợp pháp của 20.000 test xét nghiệm nêu trên, Bảo hiểm Xã hội TP.HCM đã ngừng việc thanh toán đối với test xét nghiệm sốt xuất huyết Biopanda được "mượn" từ Công ty Vietlab.

Cụ thể, Bảo hiểm Xã hội TP.HCM nêu rõ việc Bệnh viện Nhi đồng 2 đề nghị thanh toán 2.742 que xét nghiệm sốt xuất huyết Biopanda đã sử dụng cho người bệnh từ ngày 26/1 đến 8/8/2019, với số tiền tương đương 353.695.800 đồng là không đúng, vì Bệnh viện Nhi đồng đã không tổ chức đấu thầu theo quy định.

Đồng thời, khi Bảo hiểm Xã hội TP.HCM yêu cầu chứng từ bàn giao giữa bệnh viện Nhi đồng 2 và Công ty Vietlab thì đều không có hợp đồng, không có biên bản thỏa thuận mà chỉ có phiếu xuất kho với chữ ký của người lập phiếu.

Việc bệnh viện Nhi đồng 2 “mượn” que thử của Công ty Vietlab không chỉ vi phạm luật đấu thầu năm 2013 về việc mua sắm vật tư y tế, hóa chất của bệnh viện, mà hành vi này còn có thể gây nguy hại cho chính hàng chục nghìn bệnh nhân, bởi những que thử của Công ty Vietlab chưa được bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Vụ việc đã được sở Y tế TP.HCM kiểm tra làm rõ và có báo cáo lên Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế. Thế nhưng, hơn 1 năm qua, vẫn chưa có hình thức xử lý nào đối với việc “mượn” que thử của Bệnh viện Nhi đồng 2. Trong khi gần 354 triệu đồng mà Bảo hiểm Xã hội TP.HCM từ chối thanh toán cho que xét nghiệm Biopanda sẽ do ai chịu trách nhiệm?

Không chỉ lách luật trong việc “mượn” que xét nghiệm, bệnh viện Nhi đồng 2 còn mượn với Công ty TNHH TM-KT Y tế Vạn Xuân một số máy móc như: máy Cell Dyn Ruby số seri: 34808BG, 34654BG, 35101BG; 3 máy Cell Dyn 3200 số seri: 30370AH, 62078AF, 30377AH.

Các thiết bị này vẫn đang được dán “tem” “chờ kiểm định” suốt 1 năm qua mà chưa xác định ngày được đưa vào sử dụng.

Về vấn đề này, lãnh đạo Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế cho biết các loại máy trên đều có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu và kiểm định chất lượng: "Việc sử dụng máy như thế nào là quyền của Bệnh viện, chúng tôi không có trách nhiệm liên quan".

H.N

Tin nổi bật