Bệnh nhân ung thư cần phải có một chế độ ăn kiêng phù hợp để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, có thể đối phó với các phương pháp trị liệu khắc nghiệt trong quá trình điều trị.
Hóa trị và xạ trị là gánh nặng lớn đối với hệ thống dinh dưỡng của cơ thể bệnh nhân ung thư. Có một số tác dụng phụ sẽ nảy sinh do hóa trị và thực phẩm cùng dinh dưỡng sẽ giúp bạn chống lại những tác dụng phụ đó.
1. Cà rốt
Cà rốt có chứa một số hợp chất thực vật có thể làm cho hóa trị liệu có hiệu quả hơn bằng cách làm ngừng phản ứng cơ thể có thể gây trở ngại cho điều trị ung thư. Cà rốt là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho các bệnh nhân dùng hóa chất.
2. Ăn lỏng nếu khô miệng
Miệng khô lưỡi khô là một tác dụng phụ thường gặp khi làm hóa trị chữa ung thư và khiến bệnh nhân khó nuốt. Bạn hãy làm mềm thức ăn bằng cách xay nát hoặc chế biến dưới dạng nước sốt, đồ uống hoặc sữa ít béo.
3. Gạo và chuối nếu tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những phản ứng phụ hàng đầu của hóa trị liệu. Do đó, thức ăn nhẹ như gạo, chuối, táo nấu chín và bánh mì nướng khô sẽ giúp bạn giữ được phân nếu bị tiêu chảy. Bạn cần phải tránh thực phẩm chất béo, trái cây tươi và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt vì chúng sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.
4. Hạt nguyên chất cho táo bón
Ngược lại, nếu bạn bị táo bón, vậy phải uống nhiều chất lỏng và ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ không hòa tan như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô, đậu khô hoặc đậu Hà Lan sẽ giúp ích cho quá trình tiêu hóa. Đây là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho các bệnh nhân ung thư phải dùng hóa trị.
5. Chia nhỏ bữa ăn
Mất cảm giác thèm ăn là một trong những phản ứng phụ hàng đầu của hóa trị liệu. Do đó, thay vì buộc mình ăn ba bữa ăn lớn mỗi ngày, bạn có thể ăn 5-6 bữa nhỏ trong một ngày để giữ được dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
6. Gừng
Hóa trị có thể khiến dạ dày bạn nhộn nhạo và buồn nôn. Lúc này một chiếc kẹo gừng và giọt nước chanh sẽ rất có hiệu quả. Nhấm nháp chúng trước khi ăn sẽ giúp bạn đỡ chóng mặt đồng thời “trấn an” dạ dày của bạn.
7. Món ăn từ sữa, trứng
Lở miệng là một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất của việc hóa trị. Lúc này, bạn cần những thực phẩm dễ nuốt như sữa trứng, trứng, cháo và súp. Tránh các loại thực phẩm cứn, giòn và cay.
8. Tỏi & Hành tây
Tỏi và hành tây được đánh giá cao đối với những bệnh nhân ung thư đang trải qua hóa trị. Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hoá kích thích hệ miễn dịch tự vệ chống lại ung thư.
9. Protein
Điều quan trọng là phải có đủ lượng thực phẩm giàu chất đạm để phục hồi tế bào trong suốt các giai đoạn điều trị và hồi phục cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân đang điều trị có được khoảng 10% lượng calo hàng ngày từ các thực phẩm cao protein.
10. Thực phẩm chứa nhiều Carbs lành mạnh
Carbohydrate cung cấp cho bạn rất nhiều năng lượng để duy trì bất kỳ tác dụng phụ trong quá trình xạ trị. Chỉ cần tránh các thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế và nhiều đường như bánh mì trắng, mì ống, gạo, khoai tây chiên, bánh bích quy và đồ nướng.
11. Các sản phẩm sữa không hoặc ít chất béo
Sữa và các sản phẩm sữa như phô mai và sữa chua cung cấp nhiều canxi, kali và các chất dinh dưỡng khác. Trong trường hợp bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa các sản phẩm sữa, vậy hãy dùng đậu nành, hạnh nhân hoặc sữa dừa mà không cần thêm đường.
12. Uống nhiều nước
Bạn cần uống nhiều nước trong quá trình điều trị này. Cần phải giữ nước trong suốt quá trình xạ trị, đặc biệt nếu bạn bị tiêu chảy.
13. Bữa ăn giàu dinh dưỡng
Các bữa ăn giàu chất dinh dưỡng là chìa khóa để hồi phục sau khi điều trị bằng xạ trị. Ăn các bữa ăn có hàm lượng calo thấp, ít bổ dưỡng sẽ không cung cấp đủ năng lượng yêu cầu cho cơ thể. Do đó, bạn hãy thêm các loại trái cây, rau quả nhiều màu sắc vào chế độ ăn uống của mình để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất khi làm hóa trị.
Theo Boldsky