Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bệnh đái tháo đường type 1 có nguy hiểm?

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Bệnh đái tháo đường type 1 là một bệnh nghiêm trọng, nhưng với việc kiểm soát và điều trị đúng cách, người bệnh có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

Đái tháo đường type 1 là gì?

Đái tháo đường type 1 là bệnh mạn tính kéo dài suốt đời với mức đường huyết luôn ở mức cao so với chuẩn bình thường do tế bào beta của tuyến tụy tiết ra quá ít hoặc không sản sinh ra hormone insulin. Điều này khiến lượng đường khi vào cơ thể không được chuyển hóa thành năng lượng dẫn đến “mắc kẹt” lại và ngày càng tăng cao nếu không được “giải thoát”. 

Trong khi với người bình thường, khi ăn thực phẩm (tinh bột, đường) vào dạ dày sẽ được tiêu hóa chuyển thành các phân tử đường (glucose) rồi hấp thu vào máu. Từ đây, tuyến tụy tiết ra insulin để đưa đường đến các tế bào và chuyển thành năng lượng.

Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2021, bệnh tiểu đường trên thế giới tiêu tốn khoảng 966 tỷ USD chi phí cho y tế.

Đái tháo đường type 1 là bệnh mạn tính kéo dài suốt đời.

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 1 

Dấu hiệu đái tháo đường type 1 thường khó phát hiện và tăng dần theo thời gian:

Khát nhiều

Nhanh đói

Khô miệng

Đi tiểu thường xuyên

Đau bụng và nôn

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Nhìn mờ

Mệt mỏi

Thở nặng, khó khăn (thở kiểu Kussmaul)

Dị cảm ở da

Nhiễm trùng da, đường tiết niệu, âm đạo thường xuyên

Đái dầm ban đêm ở trẻ mà trước đó không có

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 1 

Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type 1 là dạng rối loạn tự miễn dịch (do hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công nhầm, phá hủy chính các tế bào beta khỏe mạnh trong tuyến tụy tạo ra insulin).

Nguyên nhân chính xác của bệnh đái tháo đường type 1 vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, theo nhiều giả thuyết, tiểu đường tuýp 1 được xảy ra với nhiều nguyên nhân như:

Gen: các nhà khoa học ghi nhận gen HLA-DR3, DQB1*0201 và HLA-DR4, DQB1*0302 xuất hiện trong hơn 90% ở người tiểu đường tuýp 1. Ngoài ra, còn một số gen nhạy cảm khác có liên quan đến việc điều hòa, sản xuất và vận chuyển insulin.

Nhiễm virus: nhóm enterovirus gây bệnh viêm màng não, tay chân miệng, viêm ruột. Khi thai phụ có nồng độ kháng thể kháng enterovirus cao thì con có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 1 cao hơn bình thường. Ngoài ra, một số virus như: Epstein-Barr, coxsackievirus, paramyxovirus (gây bệnh quai bị) hoặc cytomegalovirus… dẫn đến sự phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể.

Thiếu vitamin D.

Nguyên nhân chính xác của bệnh đái tháo đường type 1 vẫn chưa được xác định rõ.

Đái tháo đường type 1 là nặng hay nhẹ?

Nhiều người nhầm lẫn khi nghĩ đái tháo đường type 1  là nặng hay nhẹ hơn tiểu đường tuýp 2. Thực tế, mức độ nặng hay nhẹ ở bệnh đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2 không liên quan đến nhau.

Dù cả 2 tuýp này đều do tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin để chuyển đường thành năng lượng nhưng nguyên nhân mắc bệnh lại khác nhau. Nếu đái tháo đường tuýp 1 gây ra do bệnh tự miễn, yếu tố di truyền, môi trường (virus, nhiễm độc) tác động thì đái tháo đường tuýp 2 chủ yếu do lối sống ít tập thể dục, ăn ít rau nhưng lại tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, tinh bột, đường…

Nhưng cả đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 nếu được khám sớm, phát hiện kịp thời, điều trị đúng chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ sống khỏe lâu dài. Đặc biệt, người bệnh khi điều trị tại các bệnh viện đa khoa sẽ có nhiều bác sĩ khoa Mắt, Da liễu, Sản, Phục hồi chức năng… phát hiện sớm và giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa đái tháo đường type 1

Khác với đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh, đái tháo đường type 1 gần như không thể ngăn ngừa được.

Đối với bệnh đái tháo đường type 1, quan trọng nhất là cần chú ý các triệu chứng của tăng đường huyết như khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ có người thân (bố, mẹ, anh chị em ruột) bị đái tháo đường type 1 có thể xét nghiệm kháng thể để xác định nguy cơ đái tháo đường type 1.

Để tầm soát bệnh đái tháo đường type 1, người dân có thể tới bệnh viện thực hiện làm xét nghiệm sàng lọc nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác đái tháo đường type 1 hay type 2, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do bệnh gây ra.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) type 1 là bệnh lý mạn tính, cần được điều trị suốt đời. Bệnh do hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào Beta sản xuất insulin của tuyến tụy. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng như kiểm soát đường huyết chặt chẽ sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tin nổi bật